Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ Biển Đông, vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực và thế giới.
Với bờ biển dài hơn 3.260km, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trải rộng trên diện tích hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền và còn có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ cùng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đang là lợi thế để Việt Nam thực hiện chiến lược vươn ra biển, khai thác làm chủ biển và đại dương.
Sau khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức được thành lập trên cơ sở Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ, Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể để làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo.
Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa đầy 2 năm, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có bước khởi đầu tốt đẹp, khẳng định được vai trò, vị thế trong công tác quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo thời gian qua. Đó là sự nỗ lực trong việc kiện toàn cơ bản tổ chức bộ máy, ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 13 đơn vị trực thuộc tổng cục.
Cùng với việc chỉ đạo rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về biển, hải đảo, Tổng cục còn tập trung đi sâu hoàn thiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới về biển một cách đầy đủ, trong đó đã xây dựng và trình bộ trưởng ký trình Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, xây dựng và trình bộ ban hành 7 định mức kinh tế-kỹ thuật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động thực tiễn của công tác quy hoạch, điều tra, nghiên cứu biển, đảo.
Nhằm triển khai các nhiệm vụ, dự án chuyên môn Chính phủ giao và cấp Bộ giao, Tổng cục đã xúc tiến xây dựng và tổ chức thực hiện 59 đề tài, dự án, nhiệm vụ với tổng nguồn kinh phí nhà nước cấp gần 368 tỷ đồng (từ 2008-2010), trong đó tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam.
Tổng cục tiến hành điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam; thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Đồng thời với việc thực hiện các dự án của đề án điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2020; Tổng cục xúc tiến, mở rộng và chủ động tham gia các hoạt động quốc tế, hợp tác quốc tế với việc thực hiện nhiệm vụ đầu mối quản lý tổng hợp các dự án thuộc đề án 80 “Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020”; trình lãnh đạo bộ giao Tổng cục chủ trì “Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020”; Kế hoạch thực hiện tuyên bố chung và chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan.
Công tác kiểm tra, khảo sát tình hình quản lý biển, đảo ở các tỉnh có biển được quan tâm, đó cũng là cơ sở cho việc hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nhà nước về biển, hải đảo ở các địa phương.
Đặc biệt, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 373 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam.”
Đây là một đề án lớn hướng tới mục đích tuyên truyền tổng thể về biển, hải đảo mà trọng tâm là tuyên truyền phát triển kinh tế biển, đảo, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo giai đoạn từ nay đến năm 2015 gắn với việc thực hiện Quyết định số 568 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam với vai trò cơ quan đầu mối tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo xác định trong thời gian tới tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo Việt Nam với các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể là cùng với các bộ, ngành liên quan làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp trong quản lý biển và hải đảo; từng bước xác lập và khẳng định vị trí của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo./.
Với bờ biển dài hơn 3.260km, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trải rộng trên diện tích hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền và còn có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ cùng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đang là lợi thế để Việt Nam thực hiện chiến lược vươn ra biển, khai thác làm chủ biển và đại dương.
Sau khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức được thành lập trên cơ sở Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ, Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể để làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo.
Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa đầy 2 năm, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có bước khởi đầu tốt đẹp, khẳng định được vai trò, vị thế trong công tác quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo thời gian qua. Đó là sự nỗ lực trong việc kiện toàn cơ bản tổ chức bộ máy, ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 13 đơn vị trực thuộc tổng cục.
Cùng với việc chỉ đạo rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về biển, hải đảo, Tổng cục còn tập trung đi sâu hoàn thiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới về biển một cách đầy đủ, trong đó đã xây dựng và trình bộ trưởng ký trình Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, xây dựng và trình bộ ban hành 7 định mức kinh tế-kỹ thuật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động thực tiễn của công tác quy hoạch, điều tra, nghiên cứu biển, đảo.
Nhằm triển khai các nhiệm vụ, dự án chuyên môn Chính phủ giao và cấp Bộ giao, Tổng cục đã xúc tiến xây dựng và tổ chức thực hiện 59 đề tài, dự án, nhiệm vụ với tổng nguồn kinh phí nhà nước cấp gần 368 tỷ đồng (từ 2008-2010), trong đó tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam.
Tổng cục tiến hành điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam; thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Đồng thời với việc thực hiện các dự án của đề án điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2020; Tổng cục xúc tiến, mở rộng và chủ động tham gia các hoạt động quốc tế, hợp tác quốc tế với việc thực hiện nhiệm vụ đầu mối quản lý tổng hợp các dự án thuộc đề án 80 “Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020”; trình lãnh đạo bộ giao Tổng cục chủ trì “Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020”; Kế hoạch thực hiện tuyên bố chung và chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan.
Công tác kiểm tra, khảo sát tình hình quản lý biển, đảo ở các tỉnh có biển được quan tâm, đó cũng là cơ sở cho việc hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nhà nước về biển, hải đảo ở các địa phương.
Đặc biệt, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 373 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam.”
Đây là một đề án lớn hướng tới mục đích tuyên truyền tổng thể về biển, hải đảo mà trọng tâm là tuyên truyền phát triển kinh tế biển, đảo, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo giai đoạn từ nay đến năm 2015 gắn với việc thực hiện Quyết định số 568 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam với vai trò cơ quan đầu mối tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo xác định trong thời gian tới tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo Việt Nam với các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể là cùng với các bộ, ngành liên quan làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp trong quản lý biển và hải đảo; từng bước xác lập và khẳng định vị trí của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo./.
Nguyễn Đăng Đạo (TTXVN/Vietnam+)