Theo đánh gia của nhiều chuyên gia về môi trường, thời gian qua, tình trạng nhập khẩu chất thải, phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đang diễn ra phổ biến. Mặc dù vậy, cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn, hay khắc phục những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.
Trong khi đó, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khẳng định, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường đang có vẻ “tránh” vấn đề rắc rối này. Thậm chí, điều 76 khoản 2 của Dự thảo còn đề cập việc “xuất khẩu chất thải nguy hại,” càng khẳng định sự “lập lờ” cực kỳ nguy hiểm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu chui vào nước ta.
Tràn lan phế liệu… chui
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có 155 doanh nghiệp tại 34 tỉnh và thành phố thực hiện nhập khẩu phế liệu; trong đó có 116 doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp (chiếm khoảng 75%), 28 doanh nghiệp nhập khẩu để phân phối (chiếm khoảng 18%) và 11 doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác.
Ước tính, tổng số phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất qua các cửa khẩu vào nước ta trong năm 2011 khoảng 2,9 triệu tấn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu phế liệu còn thiếu chặt chẽ. Chính những quy định không rõ đâu là “phế thải” và đâu là “chất thải” đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu phế liệu mà còn nhập một lượng lớn rác thải nguy hại vào nước ta, gây tác động không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là vấn đề môi trường, sức khỏe của cộng đồng.
Thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) mới đây cho thấy, trong số hơn 2.500 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, có trên 200 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mà chủ yếu là nhập chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp.
Theo đó, cơ quan chức năng đã phạt tiền, truy thu phí bảo vệ môi trường trên 142 tỷ đồng, buộc tái xuất và tiêu hủy 325 tấn rác thải, 3.150 tấn nhựa phế liệu, hơn 10.000 tấn thép phế liệu và gần 6.200 tấn ắc quy chì phế thải.
[Ngăn rác thải phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam]
Gần đây nhất, Hải quan Hải Phòng cũng đã phát hiện có tới 139 container hàng khô, chiếm 50% tổng số container được khám xét, chứa nhựa phế liệu, cao su, ắc quy đã qua sử dụng. Trong số này có 31 container ắc quy chì đã qua sử dụng đều là của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu thương mại Phúc An Thịnh, có trụ sở ở phố Ngô Quyền, Hải Phòng; 108 container nhựa, cao su còn lại vẫn đang chờ kết quả giám định.
Tuy nhiên, theo báo cáo của C49 thì khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chỉ là con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy chất thải rắn ở Việt Nam.
Cùng với đó, mỗi năm có hàng triệu tấn phế liệu làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước được nhập khẩu qua gần 60 cửa khẩu quốc tế, quốc gia, 49 cảng biển các loại của Việt Nam; trong đó\ không ít công nghệ “bẩn,” chất thải đã được trà trộn để đưa vào Việt Nam, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Về thực tế này, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) thừa nhận, tình trạng các loại rác thải, phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nhập lậu về Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn phổ biến mà bọn buôn lậu thường sử dụng là lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đưa chất thải độc hại, rác thải công nghiệp vào Việt Nam hoặc tái xuất sang nước thứ ba.
Cần làm rõ quy định
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn tới không ít doanh nghiệp “lách luật” để nhập khẩu phế liệu là do việc nhập khẩu phế liệu từ các nước tiên tiến thường mang lại lợi nhuận cao, khiến không ít doanh nghiệp trong nước tìm cách “lách luật” và ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thông thường thủ đoạn vận chuyển, nhập rác trái phép vào nước ta được núp bóng dưới hình thức ký hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ ba với những mặt hàng hợp pháp.
“Do đó, sau khi làm thủ tục khai báo, các mặt hàng được ngụy trang rất tinh vi, nhưng thực chất bên trong lại là phế thải và khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, các doanh nghiệp trong nước đứng tên hợp đồng thường có công văn từ chối nhận hàng,” Bộ Tài nguyên và Môi trường thẳng thắn thừa nhận.
Trong khi đó, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết Dự thảo 4 Luật Bảo vệ môi trường dành cả một điều lớn (Điều 57) quy định cho phép nhập khẩu phế liệu. Tuy nhiên, trong cả chương VIII “Quản lý chất thải” lại không có nội dung nào đề cập “phế liệu.”
Suy rộng ra, việc này hàm ý ‘đối xử’ với phế liệu nhập khẩu (thực chất là chất thải) như những chất thải khác và có thể còn được hưởng các ‘chính sách ưu đãi’ (Điều 67 khoản 3: Tổ chức, cá nhân có hoạt động giảm phát thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan).
“Rõ ràng cách quy định trên là sự lập lờ cực kỳ nguy hiểm, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu phế liệu trái phép. Thực tế cho thấy phế liệu được nhập khẩu thời gian qua bao giờ cũng chứa một tỷ lệ nhất định chất thải kể cả chất thải nguy hại. Tái xuất không được, trả lại bên xuất không xong khiến hàng trăm container “phế liệu” nằm ỳ ở cảng chưa biết xử lý thế nào,” ông Hòe nhìn nhận.
Tại phiên họp thường trực Ủy ban mở rộng về Thẩm tra Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) diễn ra chiều nay (4/9), tại Hà Nội, ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng nhận định, tại khoản 5 Điều 3 có quy định về “phế liệu” để có cơ sở quy định về nhập khẩu phế liệu.
Tuy nhiên, về bản chất, phế liệu bao giờ cũng chứa một lượng nhất định chất thải kể cả chất thải nguy hại, nhưng những quy định về quản lý chất thải của Dự thảo Luật (Chương VIII) lại không đề cập đến vấn đề này.
“Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để các quy định phải rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ nhằm ngăn chặn việc đưa chất thải vào nước ta dưới danh nghĩa là phế liệu.”
Ở một góc độ khác, tiến sĩ Lê Bích Thủy, chuyên gia nghiên cứu về phế liệu (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) khẳng định, với việc nhập nhèm giữa phế liệu và chất thải, nếu không cẩn thận Việt Nam sẽ trở thành bãi rác khổng lồ chứa rác thải của các nước khác.
Từ mối lo trên, tiến sĩ Thủy cho rằng sở tài nguyên và môi trường các địa phương và các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu tại nguồn (từ nơi phát sinh phế liệu đến lúc tiêu hủy chúng như chất thải nguy hại).
“Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải thực thi đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng..,” tiến sĩ Thủy kiến nghị./.
Trong khi đó, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khẳng định, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường đang có vẻ “tránh” vấn đề rắc rối này. Thậm chí, điều 76 khoản 2 của Dự thảo còn đề cập việc “xuất khẩu chất thải nguy hại,” càng khẳng định sự “lập lờ” cực kỳ nguy hiểm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu chui vào nước ta.
Tràn lan phế liệu… chui
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có 155 doanh nghiệp tại 34 tỉnh và thành phố thực hiện nhập khẩu phế liệu; trong đó có 116 doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp (chiếm khoảng 75%), 28 doanh nghiệp nhập khẩu để phân phối (chiếm khoảng 18%) và 11 doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác.
Ước tính, tổng số phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất qua các cửa khẩu vào nước ta trong năm 2011 khoảng 2,9 triệu tấn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu phế liệu còn thiếu chặt chẽ. Chính những quy định không rõ đâu là “phế thải” và đâu là “chất thải” đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu phế liệu mà còn nhập một lượng lớn rác thải nguy hại vào nước ta, gây tác động không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là vấn đề môi trường, sức khỏe của cộng đồng.
Thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) mới đây cho thấy, trong số hơn 2.500 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, có trên 200 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mà chủ yếu là nhập chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp.
Theo đó, cơ quan chức năng đã phạt tiền, truy thu phí bảo vệ môi trường trên 142 tỷ đồng, buộc tái xuất và tiêu hủy 325 tấn rác thải, 3.150 tấn nhựa phế liệu, hơn 10.000 tấn thép phế liệu và gần 6.200 tấn ắc quy chì phế thải.
[Ngăn rác thải phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam]
Gần đây nhất, Hải quan Hải Phòng cũng đã phát hiện có tới 139 container hàng khô, chiếm 50% tổng số container được khám xét, chứa nhựa phế liệu, cao su, ắc quy đã qua sử dụng. Trong số này có 31 container ắc quy chì đã qua sử dụng đều là của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu thương mại Phúc An Thịnh, có trụ sở ở phố Ngô Quyền, Hải Phòng; 108 container nhựa, cao su còn lại vẫn đang chờ kết quả giám định.
Tuy nhiên, theo báo cáo của C49 thì khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chỉ là con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy chất thải rắn ở Việt Nam.
Cùng với đó, mỗi năm có hàng triệu tấn phế liệu làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước được nhập khẩu qua gần 60 cửa khẩu quốc tế, quốc gia, 49 cảng biển các loại của Việt Nam; trong đó\ không ít công nghệ “bẩn,” chất thải đã được trà trộn để đưa vào Việt Nam, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Về thực tế này, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) thừa nhận, tình trạng các loại rác thải, phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nhập lậu về Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn phổ biến mà bọn buôn lậu thường sử dụng là lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đưa chất thải độc hại, rác thải công nghiệp vào Việt Nam hoặc tái xuất sang nước thứ ba.
Cần làm rõ quy định
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn tới không ít doanh nghiệp “lách luật” để nhập khẩu phế liệu là do việc nhập khẩu phế liệu từ các nước tiên tiến thường mang lại lợi nhuận cao, khiến không ít doanh nghiệp trong nước tìm cách “lách luật” và ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thông thường thủ đoạn vận chuyển, nhập rác trái phép vào nước ta được núp bóng dưới hình thức ký hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ ba với những mặt hàng hợp pháp.
“Do đó, sau khi làm thủ tục khai báo, các mặt hàng được ngụy trang rất tinh vi, nhưng thực chất bên trong lại là phế thải và khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, các doanh nghiệp trong nước đứng tên hợp đồng thường có công văn từ chối nhận hàng,” Bộ Tài nguyên và Môi trường thẳng thắn thừa nhận.
Trong khi đó, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết Dự thảo 4 Luật Bảo vệ môi trường dành cả một điều lớn (Điều 57) quy định cho phép nhập khẩu phế liệu. Tuy nhiên, trong cả chương VIII “Quản lý chất thải” lại không có nội dung nào đề cập “phế liệu.”
Suy rộng ra, việc này hàm ý ‘đối xử’ với phế liệu nhập khẩu (thực chất là chất thải) như những chất thải khác và có thể còn được hưởng các ‘chính sách ưu đãi’ (Điều 67 khoản 3: Tổ chức, cá nhân có hoạt động giảm phát thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan).
“Rõ ràng cách quy định trên là sự lập lờ cực kỳ nguy hiểm, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu phế liệu trái phép. Thực tế cho thấy phế liệu được nhập khẩu thời gian qua bao giờ cũng chứa một tỷ lệ nhất định chất thải kể cả chất thải nguy hại. Tái xuất không được, trả lại bên xuất không xong khiến hàng trăm container “phế liệu” nằm ỳ ở cảng chưa biết xử lý thế nào,” ông Hòe nhìn nhận.
Tại phiên họp thường trực Ủy ban mở rộng về Thẩm tra Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) diễn ra chiều nay (4/9), tại Hà Nội, ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng nhận định, tại khoản 5 Điều 3 có quy định về “phế liệu” để có cơ sở quy định về nhập khẩu phế liệu.
Tuy nhiên, về bản chất, phế liệu bao giờ cũng chứa một lượng nhất định chất thải kể cả chất thải nguy hại, nhưng những quy định về quản lý chất thải của Dự thảo Luật (Chương VIII) lại không đề cập đến vấn đề này.
“Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để các quy định phải rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ nhằm ngăn chặn việc đưa chất thải vào nước ta dưới danh nghĩa là phế liệu.”
Ở một góc độ khác, tiến sĩ Lê Bích Thủy, chuyên gia nghiên cứu về phế liệu (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) khẳng định, với việc nhập nhèm giữa phế liệu và chất thải, nếu không cẩn thận Việt Nam sẽ trở thành bãi rác khổng lồ chứa rác thải của các nước khác.
Từ mối lo trên, tiến sĩ Thủy cho rằng sở tài nguyên và môi trường các địa phương và các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu tại nguồn (từ nơi phát sinh phế liệu đến lúc tiêu hủy chúng như chất thải nguy hại).
“Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải thực thi đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng..,” tiến sĩ Thủy kiến nghị./.
Hùng Võ (Vietnam+)