Hậu đại dịch COVID-19, đa phần doanh nghiệp bị chịu tổn thất nặng nề. Các kênh phân phối của doanh nghiệp cũng phải vật lộn, lao đao giữa cơn khủng hoảng, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội, hoạt động phân phối hàng hoá lại càng gặp nhiều khó khăn.
Khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp cần phải nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện rằng đã đến lúc cần phải thay đổi. Không chỉ chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp cần phải thực sự quan tâm vào việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành...
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, bên cạnh các điều kiện về tài chính, thì yếu tố công nghệ đã và đang chứng tỏ công năng khi hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ vượt qua nghịch cảnh mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.
[Thúc đẩy chuyển đổi số để doanh nghiệp 'đổi vận' sau COVID-19]
Với các doanh nghiệp lớn, đa chi nhánh, nhiều cấp đại lý, việc quản trị kênh phân phối luôn là bài toán đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sự am hiểu sâu sắc.
Khởi tạo một hệ thống phân phối đã khó, quản lý và duy trì để hệ thống hoạt động ổn định càng khó hơn. Các nghiệp vụ như giám sát nhân viên bán hàng ra sao, tối ưu quy trình bán hàng như thế nào, hàng hoá tại các điểm bán đủ, thiếu hay thừa, công tác quản lý kho hàng có chặt chẽ… là các vấn đề mà các doanh nghiệp luôn “căng não” để xử lý nhằm tăng hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.
Chị Mai, quản lý nhãn của một tập đoàn chuyên về thức nước giải khát chia sẻ: “Chúng tôi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua rất nhiều kênh: kênh online, máy bán hàng tự động, siêu thị, đại lý bán lẻ, kênh bán buôn,… trải khắp toàn quốc nên việc áp dụng công nghệ vào quản lý kênh phân phối một cách thông minh, hiện đại, tiết kiệm vô cùng quan trọng và cần thiết”.
Không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn, các công ty startup, các tổ chức quy mô vừa và nhỏ cũng cùng chung quan điểm. Anh Tuấn, người sáng lập một mô hình startup snack ăn vặt có lợi cho sức khoẻ cho hay: “Phân phối rộng khắp, đa kênh là định hướng của chúng tôi nhằm phủ thị trường, tuy nhiên với tiềm lực tài chính hiện tại, chúng tôi sẽ lựa chọn công nghệ để quản lý kênh nhằm đảm bảo tính hiệu quả nhưng tốn ít chi phí. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi sử dụng giải pháp mSale của MobiFone để thưc hiện công tác này. Tính năng theo dõi nguồn hàng, giám sát lộ trình, tính và chia hoa hồng cho các kênh thực sự hữu ích cho các đơn vị startup như chúng tôi.”
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2016, mSale đã vinh dự giành giải top 10 Sao Khuê danh giá và mới đây đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo chương trình “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020”, góp phần giúp MobiFone được vinh danh trong giải thưởng cùng tên này.
Giải pháp quản lý kênh phân phối và bán hàng trên nền tảng di động mSale giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong quản lý dòng tiền, dòng hàng, dòng dịch vụ, dòng thông tin trên kênh phân phối; giúp kết nối chặt chẽ với các nhà phân phối và mang lại cho doanh nghiệp những tiện ích đáng kể như dự báo nhu cầu thị trường, giải quyết tình trạng thiếu/ thừa hàng hoá, tránh tình trạng đại lý ảo nhằm trục lợi.
Và ngay chính tại MobiFone, giải pháp mSale đã giúp tăng cường năng suất lao động cho hơn 10 ngàn nhân viên bán hàng, thay vì phải sử dụng các phương tiện thủ công, người lao động được cải thiện chất lượng điều kiện tác nghiệp trên thiết bị di động hiện đại, thông minh, tiết kiệm thời gian, tối ưu lợi ích, gia tăng doanh thu tối đa.
“Ngay từ ban đầu mSale được sáng tạo dựa vào chính nhu cầu của nhà mạng, mong muốn quản lý việc phân phối sim thẻ, theo dõi các nhân viên bán hàng, các đại lý chính thức của nhà mạng trở nên hiện đại và tiện lợi hơn” – đại diện MobiFone chia sẻ.
Thời điểm hiện tại, khi tình hình dịch bệnh đã có những dấu hiệu tích cực, các doanh nghiệp bắt đầu phải tăng tốc để lấy lại thị trường, các hoạt động phân phối được tăng cường mạnh mẽ thì giải pháp mSale của MobiFone chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực giúp tối đa hoá lợi ích với chi phí thấp nhất./.