Nhân dịp năm mới Quý Tỵ 2013, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hướng đi mới của ngành trong thời gian tới.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Thưa Bộ trưởng, sau 10 năm thành lập, ngành tài nguyên và môi trường đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của nhân dân. Xin Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới Bộ sẽ có hướng đi cụ thể như thế nào để phát huy tốt hơn nữa vai trò của ngành?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên 7 lĩnh vực; trong đó một số lĩnh vực có tính phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh, quốc phòng, sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, mục tiêu hướng tới của công tác quản lý tài nguyên và môi trường là các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được quản lý tốt, phát huy được vai trò, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục làm rõ những cơ chế, cách làm tốt đã được khẳng định để phát huy; kết hợp phát hiện những bất cập, không còn phù hợp để điều chỉnh, sửa đổi. Đồng thời nghiên cứu áp dụng các cơ chế, công cụ, cách làm mới để bắt nhịp cùng với tiến trình đổi mới, phát triển của đất nước và thời đại, đặc biệt là quá trình hội nhập quốc tế để cơ chế, cách làm của chúng ta phù hợp, liên thông được với bên ngoài, với các nước.
Những lĩnh vực đã có cơ chế, chính sách, pháp luật tốt, hoàn thiện rồi thì tập trung chính cho việc tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra để bảo đảm việc thi hành, thực hiện, đi vào cuộc sống. Những lĩnh vực mà cơ chế quản lý chưa rõ, chưa có hoặc chưa hoàn thiện thì tập trung chính cho việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, thiết lập và vận hành thông suốt cơ chế quản lý. Thêm vào đó phải nâng cao vai trò, nâng tầm đóng góp của tài nguyên, các giá trị của môi trường cho phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tiếp tục là định hướng lớn của ngành. Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục, phiền hà, sách nhiễu, làm khó người dân và doanh nghiệp cũng cần được quan tâm.
Bên cạnh đó, ngành tài nguyên và môi trường sẽ đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật có chuyên môn tốt, có kiến thức về pháp luật, kinh tế, xã hội; đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra có kiến thức chuyên môn, nắm chắc pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, có kinh nghiệm thực tiễn, có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đó nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa thiết bị, công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo khí tượng, thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, ngành tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành. Quyết tâm giữ vững thành tích đã đạt được và xây dựng, phát triển ngành tài nguyên và môi trường ngày càng chính quy, hiện đại; quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước.
- Thưa Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ đặt ra cho ngành là hết sức nặng nề, vậy để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý, năm nay ngành sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Năm nay là năm giữa nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ đặt ra cho ngành tài nguyên và môi trường là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu.
Đó là: Tập trung hoàn thiện Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) trong thời gian tới; tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách về tài nguyên và môi trường, trong đó tập trung hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua; trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường để tạo hành lang pháp lý đồng bộ. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và khoáng sản… nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân.
Tôi tin tưởng rằng với sự quyết tâm cao của toàn ngành ở Trung ương và các địa phương, ngành tài nguyên và môi trường sẽ hoàn tốt nhiệm vụ được giao và có những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Thưa Bộ trưởng, sau 10 năm thành lập, ngành tài nguyên và môi trường đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của nhân dân. Xin Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới Bộ sẽ có hướng đi cụ thể như thế nào để phát huy tốt hơn nữa vai trò của ngành?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên 7 lĩnh vực; trong đó một số lĩnh vực có tính phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh, quốc phòng, sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, mục tiêu hướng tới của công tác quản lý tài nguyên và môi trường là các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được quản lý tốt, phát huy được vai trò, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục làm rõ những cơ chế, cách làm tốt đã được khẳng định để phát huy; kết hợp phát hiện những bất cập, không còn phù hợp để điều chỉnh, sửa đổi. Đồng thời nghiên cứu áp dụng các cơ chế, công cụ, cách làm mới để bắt nhịp cùng với tiến trình đổi mới, phát triển của đất nước và thời đại, đặc biệt là quá trình hội nhập quốc tế để cơ chế, cách làm của chúng ta phù hợp, liên thông được với bên ngoài, với các nước.
Những lĩnh vực đã có cơ chế, chính sách, pháp luật tốt, hoàn thiện rồi thì tập trung chính cho việc tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra để bảo đảm việc thi hành, thực hiện, đi vào cuộc sống. Những lĩnh vực mà cơ chế quản lý chưa rõ, chưa có hoặc chưa hoàn thiện thì tập trung chính cho việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, thiết lập và vận hành thông suốt cơ chế quản lý. Thêm vào đó phải nâng cao vai trò, nâng tầm đóng góp của tài nguyên, các giá trị của môi trường cho phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tiếp tục là định hướng lớn của ngành. Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục, phiền hà, sách nhiễu, làm khó người dân và doanh nghiệp cũng cần được quan tâm.
Bên cạnh đó, ngành tài nguyên và môi trường sẽ đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật có chuyên môn tốt, có kiến thức về pháp luật, kinh tế, xã hội; đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra có kiến thức chuyên môn, nắm chắc pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, có kinh nghiệm thực tiễn, có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đó nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa thiết bị, công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo khí tượng, thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, ngành tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành. Quyết tâm giữ vững thành tích đã đạt được và xây dựng, phát triển ngành tài nguyên và môi trường ngày càng chính quy, hiện đại; quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước.
- Thưa Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ đặt ra cho ngành là hết sức nặng nề, vậy để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý, năm nay ngành sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Năm nay là năm giữa nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ đặt ra cho ngành tài nguyên và môi trường là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu.
Đó là: Tập trung hoàn thiện Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) trong thời gian tới; tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách về tài nguyên và môi trường, trong đó tập trung hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua; trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường để tạo hành lang pháp lý đồng bộ. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và khoáng sản… nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân.
Tôi tin tưởng rằng với sự quyết tâm cao của toàn ngành ở Trung ương và các địa phương, ngành tài nguyên và môi trường sẽ hoàn tốt nhiệm vụ được giao và có những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Lý Thanh Hương (TTXVN)