Quản lý việc dạy thêm học thêm, không để gây quá tải và áp lực cho học sinh phổ thông đang là vấn đề nan giải với Hà Nội.
Nguyên nhân trước hết là do quan niệm coi trọng bằng cấp và sự lo lắng của cha mẹ đã gây áp lực lên việc học hành của con cái. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi, bằng nhiều hình thức "ép" học sinh học thêm; việc quản lý dạy thêm, học thêm còn lỏng lẻo.
Mở rộng quy định
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm bằng việc xây dựng văn bản pháp quy. Ngoài thực hiện Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, Hà Nội dự kiến bổ sung một số điểm mới để phù hợp với tình hình thực tế.
Về nguyên tắc, văn bản này vẫn nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm, học thêm trái quy định. Tuy nhiên dưới góc độ tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường, Hà Nội mở rộng hơn. Cụ thể, ngoài các quy định của Thông tư 17, dự thảo dạy thêm học thêm của thành phố bổ sung thêm: nhà trường có thể nhận quản lý học sinh tiểu học ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình và những trường hợp khác theo quy định; mở nhóm, lớp, trung tâm thực hiện dạy thêm học thêm cho học sinh trung học theo chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông để phụ đạo, bồi dưỡng về văn hóa, ôn luyện thi, bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức, kỹ năng khác.
Một lãnh đạo Phòng Giáo dục tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay sở dĩ dự thảo đưa ra một số quy định dành cho bậc học này là xuất phát từ nhu cầu thực tế. Hiện nay ở Hà Nội vẫn còn những trường mới thực hiện học 1 buổi/ngày do cơ sở vật chất còn hạn chế. Bên cạnh đó, với việc học 2 buổi/ngày, học sinh tan học khá sớm, vào thời điểm này gia đình không thể bố trí đến đón các em được. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, phải đưa ra quy định nhận quản lý học sinh tiểu học ngoài giờ theo yêu cầu của gia đình.
Còn tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng đối với cấp tiểu học cần tuyệt đối cấm dạy thêm học thêm. Thế nhưng phụ huynh học sinh lại cho rằng, nếu đó là nhu cầu thật sự và học sinh tự nguyện tham gia, không có gì đáng bàn cãi. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít hiện tượng giáo viên cố tình làm sai quy định để “ép” học sinh đến lớp học thêm dạy thêm nhằm kiếm thêm thu nhập.
Giáo sư-tiến sỹ khoa học Hoàng Xuân Sính, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người có nhiều năm giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết những năm 80, 90 của thế kỷ trước, giáo viên muốn có thêm thu nhập cải thiện đời sống, ngoài việc dạy trên lớp phải làm thêm những nghề phụ chứ không hề nghĩ đến dạy thêm. Phụ huynh học sinh lúc đó không đủ tiền nuôi con chứ nói gì đến cho con học thêm. Các thầy cô giáo muốn học trò mình thi đỗ, chỉ phụ đạo thêm, hoàn toàn không thu tiền. “Đó là nhiệm vụ của giáo viên, bản thân tôi khi đó dạy học cũng phải đi phụ đạo cho sinh viên lúc họ có yêu cầu,” giáo sư Hoàng Xuân Sính nói.
Thực tế hiện nay, dù một số giáo viên, phụ huynh học sinh biết việc dạy thêm, học thêm là vô bổ nhưng giáo viên, tiếp tục tổ chức dạy thêm và cha mẹ học sinh, vẫn cho con học thêm.
Tìm mô hình phù hợp
Để quản lý được việc dạy thêm học thêm là điều không dễ. Tuy nhiên nếu giải quyết được việc thi vào đại học một cách hợp lý và cải thiện được thu nhập cho giáo viên, tình trạng tiêu cực dạy thêm học thêm tràn lan sẽ tự mất đi. Muốn vậy, cần có những chính sách phù hợp, sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp cho giáo viên để đảm bảo giáo viên dạy ở trường công và gia đình họ có mức sống cao hơn mức sống trung bình trong xã hội cũng như tạo điều kiện về tài chính để giáo viên nâng cao trình độ nghề nghiệp thông qua học tập tiếp tục và tham gia các hoạt động văn hóa.
Gần đây một số cơ quan truyền thông mở diễn đàn xung quanh vấn đề “Học thêm có tốt không?" Nhiều người khẳng định là không. Ngược lại, tràn lan học thêm sẽ khiến học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, hạn chế khả năng nghiên cứu và sáng tạo. Trong khi sáng tạo, tự học chính là những kỹ năng cần cho các cấp học cao hơn cũng như công việc sau này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm trong đó có những quy định mới và cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc dạy thêm học thêm chính đáng. Ngăn chặn tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, không lành mạnh, gây quá tải và áp lực cho học sinh và phụ huynh.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ tổ chức một số đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình dạy thêm học thêm ở một số địa phương và tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nổi cộm vấn đề dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường quản lý, có biện pháp quyết liệt.
Để giải quyết cốt lõi vấn đề này, nhiều người cho rằng chủ công vẫn là ngành giáo dục phải biên soạn lại nội dung và chương trình để không còn cảnh học sinh mới vào lớp 1 đã phải học thêm. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, học sinh không học thêm văn hóa mà chủ yếu học thêm các môn năng khiếu, vậy mà họ không tụt hậu về giáo dục bao giờ.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức khảo sát, đánh giá, tổng kết giữa mặt tích cực là những đóng góp cho xã hội của việc dạy thêm, học thêm với những tiêu cực đã xảy ra. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm hay, tìm ra được những mô hình phù hợp, có giải pháp hợp tình hợp lý để quản lý tốt dạy thêm học thêm./.
Nguyên nhân trước hết là do quan niệm coi trọng bằng cấp và sự lo lắng của cha mẹ đã gây áp lực lên việc học hành của con cái. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi, bằng nhiều hình thức "ép" học sinh học thêm; việc quản lý dạy thêm, học thêm còn lỏng lẻo.
Mở rộng quy định
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm bằng việc xây dựng văn bản pháp quy. Ngoài thực hiện Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, Hà Nội dự kiến bổ sung một số điểm mới để phù hợp với tình hình thực tế.
Về nguyên tắc, văn bản này vẫn nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm, học thêm trái quy định. Tuy nhiên dưới góc độ tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường, Hà Nội mở rộng hơn. Cụ thể, ngoài các quy định của Thông tư 17, dự thảo dạy thêm học thêm của thành phố bổ sung thêm: nhà trường có thể nhận quản lý học sinh tiểu học ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình và những trường hợp khác theo quy định; mở nhóm, lớp, trung tâm thực hiện dạy thêm học thêm cho học sinh trung học theo chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông để phụ đạo, bồi dưỡng về văn hóa, ôn luyện thi, bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức, kỹ năng khác.
Một lãnh đạo Phòng Giáo dục tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay sở dĩ dự thảo đưa ra một số quy định dành cho bậc học này là xuất phát từ nhu cầu thực tế. Hiện nay ở Hà Nội vẫn còn những trường mới thực hiện học 1 buổi/ngày do cơ sở vật chất còn hạn chế. Bên cạnh đó, với việc học 2 buổi/ngày, học sinh tan học khá sớm, vào thời điểm này gia đình không thể bố trí đến đón các em được. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, phải đưa ra quy định nhận quản lý học sinh tiểu học ngoài giờ theo yêu cầu của gia đình.
Còn tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng đối với cấp tiểu học cần tuyệt đối cấm dạy thêm học thêm. Thế nhưng phụ huynh học sinh lại cho rằng, nếu đó là nhu cầu thật sự và học sinh tự nguyện tham gia, không có gì đáng bàn cãi. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít hiện tượng giáo viên cố tình làm sai quy định để “ép” học sinh đến lớp học thêm dạy thêm nhằm kiếm thêm thu nhập.
Giáo sư-tiến sỹ khoa học Hoàng Xuân Sính, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người có nhiều năm giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết những năm 80, 90 của thế kỷ trước, giáo viên muốn có thêm thu nhập cải thiện đời sống, ngoài việc dạy trên lớp phải làm thêm những nghề phụ chứ không hề nghĩ đến dạy thêm. Phụ huynh học sinh lúc đó không đủ tiền nuôi con chứ nói gì đến cho con học thêm. Các thầy cô giáo muốn học trò mình thi đỗ, chỉ phụ đạo thêm, hoàn toàn không thu tiền. “Đó là nhiệm vụ của giáo viên, bản thân tôi khi đó dạy học cũng phải đi phụ đạo cho sinh viên lúc họ có yêu cầu,” giáo sư Hoàng Xuân Sính nói.
Thực tế hiện nay, dù một số giáo viên, phụ huynh học sinh biết việc dạy thêm, học thêm là vô bổ nhưng giáo viên, tiếp tục tổ chức dạy thêm và cha mẹ học sinh, vẫn cho con học thêm.
Tìm mô hình phù hợp
Để quản lý được việc dạy thêm học thêm là điều không dễ. Tuy nhiên nếu giải quyết được việc thi vào đại học một cách hợp lý và cải thiện được thu nhập cho giáo viên, tình trạng tiêu cực dạy thêm học thêm tràn lan sẽ tự mất đi. Muốn vậy, cần có những chính sách phù hợp, sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp cho giáo viên để đảm bảo giáo viên dạy ở trường công và gia đình họ có mức sống cao hơn mức sống trung bình trong xã hội cũng như tạo điều kiện về tài chính để giáo viên nâng cao trình độ nghề nghiệp thông qua học tập tiếp tục và tham gia các hoạt động văn hóa.
Gần đây một số cơ quan truyền thông mở diễn đàn xung quanh vấn đề “Học thêm có tốt không?" Nhiều người khẳng định là không. Ngược lại, tràn lan học thêm sẽ khiến học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, hạn chế khả năng nghiên cứu và sáng tạo. Trong khi sáng tạo, tự học chính là những kỹ năng cần cho các cấp học cao hơn cũng như công việc sau này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm trong đó có những quy định mới và cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc dạy thêm học thêm chính đáng. Ngăn chặn tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, không lành mạnh, gây quá tải và áp lực cho học sinh và phụ huynh.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ tổ chức một số đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình dạy thêm học thêm ở một số địa phương và tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nổi cộm vấn đề dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường quản lý, có biện pháp quyết liệt.
Để giải quyết cốt lõi vấn đề này, nhiều người cho rằng chủ công vẫn là ngành giáo dục phải biên soạn lại nội dung và chương trình để không còn cảnh học sinh mới vào lớp 1 đã phải học thêm. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, học sinh không học thêm văn hóa mà chủ yếu học thêm các môn năng khiếu, vậy mà họ không tụt hậu về giáo dục bao giờ.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức khảo sát, đánh giá, tổng kết giữa mặt tích cực là những đóng góp cho xã hội của việc dạy thêm, học thêm với những tiêu cực đã xảy ra. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm hay, tìm ra được những mô hình phù hợp, có giải pháp hợp tình hợp lý để quản lý tốt dạy thêm học thêm./.
Phương Anh (TTXVN)