Tại Hà Nội, quyết định cắt đường truyền và đóng cửa các đại lý Internet trước 23 giờ tới 6 giờ sáng hôm sau chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9. Song, một tuần đã trôi qua kể từ ngày quyết định có hiệu lực, đêm đêm không ít quán net ở Hà Nội vẫn ngang nhiên hoạt động.
Quyết định mạnh tay trên của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhằm nhanh chóng “hạ màn” cuộc chiến chống những yếu tố độc hại của trò chơi trực tuyến (game online).
Trên đường Lê Thanh Nghị (Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội), nơi được mệnh danh là “thiên đường game” của giới trẻ Thủ đô, vào 22 giờ 50 phút ngày 7/9, những tấm biển quảng cáo “Điểm truy cập Internet tốc độ cao” vẫn dày đặc, sáng cả con đường.
H.T, sinh viên trường Đại học Công đoàn, một “game thủ” có tiếng của khu vực này cho hay: “Đây là “giờ vàng” của các quán. Vì giờ này sinh viên mới học bài xong, có thời gian ra quán Internet để chơi game và cập nhật thông tin. Hơn thế, thời điểm này đang là đầu năm học, sinh viên mới ở quê lên, rủng rỉnh túi tiền nên tha hồ... “cầy” game thâu đêm.”
Đúng 23 giờ, con đường Lê Thanh Nghị tĩnh lặng hơn. Các đại lý Internet đã cửa đóng then cài. Đèn từ các quán cũng tắt gần hết, lòng đường, vỉa hè mới 10 phút trước la liệt xe, giờ đã không còn.
Thế nhưng, trong quán Internet chúng tôi ngồi, cảnh tượng vẫn như chưa hề có lệnh giới nghiêm, nhà mạng vẫn cung cấp dịch vụ, chủ quán vẫn nhiệt tình mời chào khách, “game thủ” thì như con thiêu thân dán mắt vào màn hình máy tính trong thứ ánh sáng nhờ nhờ.
Sau một hồi lòng vòng hỏi chuyện, anh T., chủ quán P.A bật mí, họ chỉ cắt đường truyền cáp quang, còn những đường truyền nhỏ hơn anh vẫn cho hoạt động được.
Từ hồi cấm các quán game online hoạt động sau 23 giờ tới nay, chiêu “biến hình” chơi lại những game offline kinh điển dùng mạng LAN (mạng nội bộ) giữa các máy trong quán được đa phần những quán Internet sử dụng vào ban đêm.
Những trò offline kinh điển tưởng đã “tuyệt chủng” sau khi game online ra đời như Half life, AOE , War Craft… lại được “sủng ái” trở lại.
Theo một “game thủ” trong quán cho hay, đây là chiêu đối phó tương đối mềm dẻo và hiệu quả của các chủ quán game. Thay vì cuộc đấu súng giữa những người chơi trên toàn cầu, những người trong quán sẽ “cầm súng” bắn nhau. Sự phân chia dãy này, dãy kia, cùng những phần thưởng nho nhỏ đã tạo lên sự hiếu thắng, thích thú, níu chân người chơi ở lại cho tới sáng để tiếp tục chơi game online./.
Quyết định mạnh tay trên của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhằm nhanh chóng “hạ màn” cuộc chiến chống những yếu tố độc hại của trò chơi trực tuyến (game online).
Trên đường Lê Thanh Nghị (Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội), nơi được mệnh danh là “thiên đường game” của giới trẻ Thủ đô, vào 22 giờ 50 phút ngày 7/9, những tấm biển quảng cáo “Điểm truy cập Internet tốc độ cao” vẫn dày đặc, sáng cả con đường.
H.T, sinh viên trường Đại học Công đoàn, một “game thủ” có tiếng của khu vực này cho hay: “Đây là “giờ vàng” của các quán. Vì giờ này sinh viên mới học bài xong, có thời gian ra quán Internet để chơi game và cập nhật thông tin. Hơn thế, thời điểm này đang là đầu năm học, sinh viên mới ở quê lên, rủng rỉnh túi tiền nên tha hồ... “cầy” game thâu đêm.”
Đúng 23 giờ, con đường Lê Thanh Nghị tĩnh lặng hơn. Các đại lý Internet đã cửa đóng then cài. Đèn từ các quán cũng tắt gần hết, lòng đường, vỉa hè mới 10 phút trước la liệt xe, giờ đã không còn.
Thế nhưng, trong quán Internet chúng tôi ngồi, cảnh tượng vẫn như chưa hề có lệnh giới nghiêm, nhà mạng vẫn cung cấp dịch vụ, chủ quán vẫn nhiệt tình mời chào khách, “game thủ” thì như con thiêu thân dán mắt vào màn hình máy tính trong thứ ánh sáng nhờ nhờ.
Sau một hồi lòng vòng hỏi chuyện, anh T., chủ quán P.A bật mí, họ chỉ cắt đường truyền cáp quang, còn những đường truyền nhỏ hơn anh vẫn cho hoạt động được.
Từ hồi cấm các quán game online hoạt động sau 23 giờ tới nay, chiêu “biến hình” chơi lại những game offline kinh điển dùng mạng LAN (mạng nội bộ) giữa các máy trong quán được đa phần những quán Internet sử dụng vào ban đêm.
Những trò offline kinh điển tưởng đã “tuyệt chủng” sau khi game online ra đời như Half life, AOE , War Craft… lại được “sủng ái” trở lại.
Theo một “game thủ” trong quán cho hay, đây là chiêu đối phó tương đối mềm dẻo và hiệu quả của các chủ quán game. Thay vì cuộc đấu súng giữa những người chơi trên toàn cầu, những người trong quán sẽ “cầm súng” bắn nhau. Sự phân chia dãy này, dãy kia, cùng những phần thưởng nho nhỏ đã tạo lên sự hiếu thắng, thích thú, níu chân người chơi ở lại cho tới sáng để tiếp tục chơi game online./.
Phạm Hoàng Điệp (TTXVN/Vietnam+)