Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Pháp tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2010, đạt hơn 1,562 tỷ euro, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo dự kiến cuối năm nay, kim ngạch hai chiều ước đạt 1,99 tỷ euro trong khi con số này vào năm 2009 là 1,744 tỷ euro.
Theo ông Phạm Xuân Yên - tham tán thương mại, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp trong 3 quý đầu năm cũng tăng cao so với những năm gần đây, đạt 1,052 tỷ euro, tăng 11,53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng sẽ được duy trì cho đến cuối năm, với các mặt hàng chủ lực như cơ khí (+88,74%) đạt 56 triệu euro, chiếm vị trí tốp 5 cùng với đồ da và các mặt hàng may mặc.
Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng đột biến từ cuối năm 2009 và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đến cuối năm.
Dự kiến giá trị nhập khẩu 2010 của Việt Nam sẽ tăng khoảng 25,45%.
Kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản có thể tăng 34,24% so với năm 2009. Đây là mặt hàng tiềm năng đối với thị trường Pháp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng như giầy dép, dệt may đạt gần 176.800 triệu euro trong tháng 9 tăng 3,2% và đồ gia dụng đạt hơn 97.300 triệu euro, tăng 6,92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2011, nền kinh tế Pháp vẫn tiếp tục phục hồi cho nên sức mua của người tiêu dùng Pháp đối với những mặt hàng này vẫn được cải thiện.
Tuy nhiên, theo ông Yên, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện sức cạnh tranh các sản phẩm của mình để có thể giành được thị phần lớn hơn trên thị trường Pháp so với những mặt hàng cùng loại của các nước khác.
Về nhập khẩu, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập từ Pháp các thiết bị dược phẩm, sản phẩm cơ khí, điện tử, hóa chất trị giá trên 509 triệu euro, tăng 38,26% so với cùng kỳ 2009.
Dự kiến kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm sẽ tăng trên 25,45%. Với các mặt hàng chủ yếu phục vụ sản xuất dụng cụ quang học, sản phẩm y tế và hóa chất.
Theo ông Yên, phía Pháp vẫn luôn quan tâm đến lĩnh vực điện nguyên tử và bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam trong vai trò tư vấn chủ đầu tư cho việc thực hiện các dự án điện hạt nhân ở Việt Nam./.
Theo dự kiến cuối năm nay, kim ngạch hai chiều ước đạt 1,99 tỷ euro trong khi con số này vào năm 2009 là 1,744 tỷ euro.
Theo ông Phạm Xuân Yên - tham tán thương mại, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp trong 3 quý đầu năm cũng tăng cao so với những năm gần đây, đạt 1,052 tỷ euro, tăng 11,53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng sẽ được duy trì cho đến cuối năm, với các mặt hàng chủ lực như cơ khí (+88,74%) đạt 56 triệu euro, chiếm vị trí tốp 5 cùng với đồ da và các mặt hàng may mặc.
Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng đột biến từ cuối năm 2009 và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đến cuối năm.
Dự kiến giá trị nhập khẩu 2010 của Việt Nam sẽ tăng khoảng 25,45%.
Kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản có thể tăng 34,24% so với năm 2009. Đây là mặt hàng tiềm năng đối với thị trường Pháp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng như giầy dép, dệt may đạt gần 176.800 triệu euro trong tháng 9 tăng 3,2% và đồ gia dụng đạt hơn 97.300 triệu euro, tăng 6,92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2011, nền kinh tế Pháp vẫn tiếp tục phục hồi cho nên sức mua của người tiêu dùng Pháp đối với những mặt hàng này vẫn được cải thiện.
Tuy nhiên, theo ông Yên, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện sức cạnh tranh các sản phẩm của mình để có thể giành được thị phần lớn hơn trên thị trường Pháp so với những mặt hàng cùng loại của các nước khác.
Về nhập khẩu, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập từ Pháp các thiết bị dược phẩm, sản phẩm cơ khí, điện tử, hóa chất trị giá trên 509 triệu euro, tăng 38,26% so với cùng kỳ 2009.
Dự kiến kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm sẽ tăng trên 25,45%. Với các mặt hàng chủ yếu phục vụ sản xuất dụng cụ quang học, sản phẩm y tế và hóa chất.
Theo ông Yên, phía Pháp vẫn luôn quan tâm đến lĩnh vực điện nguyên tử và bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam trong vai trò tư vấn chủ đầu tư cho việc thực hiện các dự án điện hạt nhân ở Việt Nam./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)