Ngày 22/9, tại thủ đô Damascus của Syria, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hội đàm với ông Lakhdar Brahimi - Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) phụ trách về Syria, để thảo luận về tình hình tại quốc gia Trung Đông này.
[Bạo lực và các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn tại Syria]
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm, Liên hợp quốc cho biết Tổng Thư ký Ban Ki-moon và ông Brahimi đã tập trung thảo luận cách thức xử lý cái họ gọi là "mức độ bạo lực ngày càng kinh hoàng ở Syria," đồng thời xem xét thúc đẩy một giải pháp chính trị sâu rộng nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân Syria.
Tuyên bố nêu rõ ông Ban Ki-moon và ông Brahimi nhất trí cho rằng cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở Syria cho thấy "mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với hòa bình và an ninh trong khu vực."
Liên hợp quốc cho hay hai ông cũng đã đề cập tới tầm quan trọng của sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thế giới tại thể chế đa phương lớn nhất thế giới này trong những ngày tới, coi đây như một cơ hội để khuyến khích sự ủng hộ ngày càng tăng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria.
Theo Liên hợp quốc, tại cuộc hội đàm, hai ông bày tỏ hy vọng hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc sắp tới sẽ giúp cải thiện tình hình nhân đạo ở quốc gia này.
Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh bạo lực tiếp tục là nỗi ám ảnh đối với người dân Syria, trong khi các phe phái đối lập ở nước này vẫn không thể tìm được tiếng nói chung trong việc tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột.
Tình hình được cho là càng nghiêm trọng hơn khi trước đó cùng ngày, Quân đội Syria Tự do (FSA) - lực lượng vũ trang đối lập có ảnh hưởng lớn nhất tại nước này, thông báo đã chuyển trung tâm chỉ huy của lực lượng này về trong nước sau hơn một năm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo FSA, mục đích của việc di chuyển này là nhằm "chuẩn bị cho việc giải phóng Damascus trong tương lai gần", và trung tâm chỉ huy đã được chuyển về "khu vực tự do" đặt dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các đơn vị vũ trang. Tuy nhiên, lực lượng này không cho biết địa điểm cụ thể.
Ngày 23/9, Đại tá Ahmed Abdel Wahab thuộc FSA cho biết lực lượng này đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria, ngoại trừ thủ đô Damascus.
Phát biểu tại làng Atma, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, ông Wahab cho biết không quân là yếu điểm duy nhất khiến lực lượng này chưa thể kiểm soát Damascus.
Ông nhấn mạnh nếu sở hữu các tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng, FSA có thể nhanh chóng chiếm lợi thế.
Tuy nhiên, ông Wahab khẳng định lực lượng này sẽ vẫn giành quyền kiểm soát đất nước, song sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/9, tại thủ đô Damascus, Cơ quan điều phối quốc gia (NCB) của lực lượng đối lập ở Syria đã tổ chức "Hội nghị toàn quốc Giải cứu Syria", một ngày sau khi 28 phe phái đối lập ở nước này đề nghị hoãn hội nghị do bất đồng quan điểm.
Sự rạn nứt sâu sắc giữa các phe phái đối lập ở Syria được cho là sẽ tạo thêm những chướng ngại khiến hội nghị nói trên khó có thể đạt được những kết quả cụ thể.
Trong khi đó, bạo lực và các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ở các điểm nóng trên toàn lãnh thổ Syria.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết các vụ giao tranh trong ngày 22/9 đã làm 136 người thiệt mạng, gồm 80 dân thường, 32 binh sỹ chính phủ và 20 tay súng nổi dậy.
Theo tổ chức này, làn sóng biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad bùng phát từ tháng 3/2011 đến nay đã làm ít nhất 29.000 người thiệt mạng./.
[Bạo lực và các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn tại Syria]
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm, Liên hợp quốc cho biết Tổng Thư ký Ban Ki-moon và ông Brahimi đã tập trung thảo luận cách thức xử lý cái họ gọi là "mức độ bạo lực ngày càng kinh hoàng ở Syria," đồng thời xem xét thúc đẩy một giải pháp chính trị sâu rộng nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân Syria.
Tuyên bố nêu rõ ông Ban Ki-moon và ông Brahimi nhất trí cho rằng cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở Syria cho thấy "mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với hòa bình và an ninh trong khu vực."
Liên hợp quốc cho hay hai ông cũng đã đề cập tới tầm quan trọng của sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thế giới tại thể chế đa phương lớn nhất thế giới này trong những ngày tới, coi đây như một cơ hội để khuyến khích sự ủng hộ ngày càng tăng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria.
Theo Liên hợp quốc, tại cuộc hội đàm, hai ông bày tỏ hy vọng hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc sắp tới sẽ giúp cải thiện tình hình nhân đạo ở quốc gia này.
Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh bạo lực tiếp tục là nỗi ám ảnh đối với người dân Syria, trong khi các phe phái đối lập ở nước này vẫn không thể tìm được tiếng nói chung trong việc tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột.
Tình hình được cho là càng nghiêm trọng hơn khi trước đó cùng ngày, Quân đội Syria Tự do (FSA) - lực lượng vũ trang đối lập có ảnh hưởng lớn nhất tại nước này, thông báo đã chuyển trung tâm chỉ huy của lực lượng này về trong nước sau hơn một năm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo FSA, mục đích của việc di chuyển này là nhằm "chuẩn bị cho việc giải phóng Damascus trong tương lai gần", và trung tâm chỉ huy đã được chuyển về "khu vực tự do" đặt dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các đơn vị vũ trang. Tuy nhiên, lực lượng này không cho biết địa điểm cụ thể.
Ngày 23/9, Đại tá Ahmed Abdel Wahab thuộc FSA cho biết lực lượng này đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria, ngoại trừ thủ đô Damascus.
Phát biểu tại làng Atma, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, ông Wahab cho biết không quân là yếu điểm duy nhất khiến lực lượng này chưa thể kiểm soát Damascus.
Ông nhấn mạnh nếu sở hữu các tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng, FSA có thể nhanh chóng chiếm lợi thế.
Tuy nhiên, ông Wahab khẳng định lực lượng này sẽ vẫn giành quyền kiểm soát đất nước, song sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/9, tại thủ đô Damascus, Cơ quan điều phối quốc gia (NCB) của lực lượng đối lập ở Syria đã tổ chức "Hội nghị toàn quốc Giải cứu Syria", một ngày sau khi 28 phe phái đối lập ở nước này đề nghị hoãn hội nghị do bất đồng quan điểm.
Sự rạn nứt sâu sắc giữa các phe phái đối lập ở Syria được cho là sẽ tạo thêm những chướng ngại khiến hội nghị nói trên khó có thể đạt được những kết quả cụ thể.
Trong khi đó, bạo lực và các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ở các điểm nóng trên toàn lãnh thổ Syria.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết các vụ giao tranh trong ngày 22/9 đã làm 136 người thiệt mạng, gồm 80 dân thường, 32 binh sỹ chính phủ và 20 tay súng nổi dậy.
Theo tổ chức này, làn sóng biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad bùng phát từ tháng 3/2011 đến nay đã làm ít nhất 29.000 người thiệt mạng./.
(TTXVN)