Chiều 5/7, Nhà xuất bản Tri thức tổ chức hội thảo giới thiệu sách mới “Phương pháp 6. Đạo đức học của Edar Morin.”
Edar Morin với “Phương pháp 6. Đạo đức học” do Chu Tiến Ánh dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, Phạm Khiêm Ích biên tập và giới thiệu, được nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.
Edar Morin là nhà tư tưởng bậc nhất của Pháp, ông vừa là nhà triết học, nhà xã hội học và nhân học. Trong cuốn sách này, Edar Morin đã trình bày quan niệm mới về đạo đức học mà ông gọi là đạo đức học phức hợp. Ông định nghĩa "đạo đức học phức hợp như là một siêu quan điểm, bao hàm sự suy tư về những cơ sở và nguyên tắc của luân lý”.
Đạo đức học phức hợp chứa đựng trong nó tư duy phức hợp và nhân học phức hợp như là những thành phần tối cần thiết. Tư duy phức hợp là tư duy tiến hành việc liên kết.
Đối với mọi người và từng người, đối với sự sống còn của nhân loại, cần công nhận tính tất yếu của liên kết gồm liên kết với người khác, liên kết với cộng đồng, với xã hội và ở mức độ giới hạn liên kết với cả loài người.
Trong nhân học phức hợp, Edar Morin nghiên cứu tính thống nhất và đa dạng không thể tách rời của con người mà ông gọi là "Tam vị nhất thể của con người", trong đó đặc biệt chú trọng đến cá nhân-xã hội-giống loài.
Đạo đức học phức hợp không phải là sự áp đặt chủ quan của Edar Morin. Nó là kết quả của nghiên cứu sâu sắc những vấn đề đạo đức cơ bản do các xã hội hiện nay đặt ra, đặc biệt là cuộc khủng hoảng đạo đức của thời đại.
Hiện nay, đạo đức học là lĩnh vực chưa có những nghiên cứu khoa học tin cậy mà còn bị chi phối bởi những quan điểm ý thức hệ cũ kỹ, lỗi thời. Đạo đức chỉ được xem là một trong những hình thái ý thức xã hội và có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng "đạo đức cách mạng" cho nhân dân.
Edar Morin nghiên cứu sâu ba nguồn gốc của đạo đức gồm nguồn gốc nội tâm của cá nhân, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc sinh học. Cuộc khủng hoảng đạo đức cho thấy cả 3 nguồn đều cạn kiệt, đạo đức không còn sức sống, mối liên kết giữa cá nhân, xã hội và giống loài bị khủng hoảng.
Vấn đề sống còn hiện nay là tái tạo nguồn cho đạo đức, tái sinh mối liên kết chủ động cá nhân-xã hội-giống loài, đó là nhiệm vụ của đạo đức liên kết. Đạo đức học phức hợp là đạo đức học của liên kết, nó như một thân cây có ba cành nhánh gồm tự thân đạo đức; xã hội đạo đức và nhân học đạo đức.
Đạo đức học phức hợp thống nhất hóa và đa dạng hóa ba cành nhánh riêng biệt này, vận dụng chúng có hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề của con người hiện nay.
Đạo đức học là tập cuối của bộ sách "Phương pháp" gồm 6 tập của Edgar Morin. "Phương pháp" mà ông nói ở đây chính là phương pháp tiếp cận tính phức hợp, phương pháp giúp con người có khả năng tư duy về tính phức hợp. Đó cũng chính là con đường đi tới một nền khoa học mới.
Để xây dựng một nền khoa học mới, đảm bảo sự thống nhất của khoa học, các nhà khoa học cần tiến hành nghiên cứu xuyên ngành và xây dựng chuẩn thức phức hợp thay cho chuẩn thức đơn giản hóa. Tính xuyên ngành là đặc điểm nổi bật của bộ "Phương pháp"./.
Edar Morin với “Phương pháp 6. Đạo đức học” do Chu Tiến Ánh dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, Phạm Khiêm Ích biên tập và giới thiệu, được nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.
Edar Morin là nhà tư tưởng bậc nhất của Pháp, ông vừa là nhà triết học, nhà xã hội học và nhân học. Trong cuốn sách này, Edar Morin đã trình bày quan niệm mới về đạo đức học mà ông gọi là đạo đức học phức hợp. Ông định nghĩa "đạo đức học phức hợp như là một siêu quan điểm, bao hàm sự suy tư về những cơ sở và nguyên tắc của luân lý”.
Đạo đức học phức hợp chứa đựng trong nó tư duy phức hợp và nhân học phức hợp như là những thành phần tối cần thiết. Tư duy phức hợp là tư duy tiến hành việc liên kết.
Đối với mọi người và từng người, đối với sự sống còn của nhân loại, cần công nhận tính tất yếu của liên kết gồm liên kết với người khác, liên kết với cộng đồng, với xã hội và ở mức độ giới hạn liên kết với cả loài người.
Trong nhân học phức hợp, Edar Morin nghiên cứu tính thống nhất và đa dạng không thể tách rời của con người mà ông gọi là "Tam vị nhất thể của con người", trong đó đặc biệt chú trọng đến cá nhân-xã hội-giống loài.
Đạo đức học phức hợp không phải là sự áp đặt chủ quan của Edar Morin. Nó là kết quả của nghiên cứu sâu sắc những vấn đề đạo đức cơ bản do các xã hội hiện nay đặt ra, đặc biệt là cuộc khủng hoảng đạo đức của thời đại.
Hiện nay, đạo đức học là lĩnh vực chưa có những nghiên cứu khoa học tin cậy mà còn bị chi phối bởi những quan điểm ý thức hệ cũ kỹ, lỗi thời. Đạo đức chỉ được xem là một trong những hình thái ý thức xã hội và có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng "đạo đức cách mạng" cho nhân dân.
Edar Morin nghiên cứu sâu ba nguồn gốc của đạo đức gồm nguồn gốc nội tâm của cá nhân, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc sinh học. Cuộc khủng hoảng đạo đức cho thấy cả 3 nguồn đều cạn kiệt, đạo đức không còn sức sống, mối liên kết giữa cá nhân, xã hội và giống loài bị khủng hoảng.
Vấn đề sống còn hiện nay là tái tạo nguồn cho đạo đức, tái sinh mối liên kết chủ động cá nhân-xã hội-giống loài, đó là nhiệm vụ của đạo đức liên kết. Đạo đức học phức hợp là đạo đức học của liên kết, nó như một thân cây có ba cành nhánh gồm tự thân đạo đức; xã hội đạo đức và nhân học đạo đức.
Đạo đức học phức hợp thống nhất hóa và đa dạng hóa ba cành nhánh riêng biệt này, vận dụng chúng có hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề của con người hiện nay.
Đạo đức học là tập cuối của bộ sách "Phương pháp" gồm 6 tập của Edgar Morin. "Phương pháp" mà ông nói ở đây chính là phương pháp tiếp cận tính phức hợp, phương pháp giúp con người có khả năng tư duy về tính phức hợp. Đó cũng chính là con đường đi tới một nền khoa học mới.
Để xây dựng một nền khoa học mới, đảm bảo sự thống nhất của khoa học, các nhà khoa học cần tiến hành nghiên cứu xuyên ngành và xây dựng chuẩn thức phức hợp thay cho chuẩn thức đơn giản hóa. Tính xuyên ngành là đặc điểm nổi bật của bộ "Phương pháp"./.
Minh Nguyệt (TTXVN)