Cách thức thực hiện nhiệm vụ khó khăn và phức tạp của bà Janet Yellen, tân chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dựa trên quan điểm về các vấn đề kinh tế được hình thành sau nhiều năm làm công tác hoạch định chính sách và nghiên cứu.
Dưới đây là quan điểm của bà về một số vấn đề của nền kinh tế Mỹ:
Việc làm
Khi giữ cương vị Phó Chủ tịch Fed từ năm 2010 và chủ tịch chi nhánh Fed ở San Francisco trong giai đoạn trước đó, bà Yellen đã góp phần xây dựng chính sách tiền tệ siêu lỏng của cơ quan này. Bà luôn tin tưởng vào công việc của mình, cùng với một số đồng sự đắc lực, rằng Fed có thể thành công trong việc hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ.
Trong một bài diễn văn gần đây, bà nói rằng những tiến triển trên thị trường lao động Mỹ sẽ là tâm điểm trong chính sách tiền tệ của nước này.
Lạm phát
Bà Yellen, người vừa được Thượng viện Mỹ thông qua quyết định bổ nhiệm làm vị chủ tịch tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 6/1 khi cơ quan này bắt đầu hoạch định lộ trình thu hồi chính sách tiền tệ chưa từng có, tin rằng Fed hiếm khí có hai mục tiêu xung đột - tối đa hóa số việc làm được tạo ra và duy trì lạm phát thấp và ổn định.
Tuy vậy, khi điều này xuất hiện, bà nói rằng "một chính sách nhận đạo và khôn ngoan đôi khi khiến tỷ lệ lạm phát tăng thậm chi khi lạm phát trên mức mục tiêu," dù làm như vậy sẽ giúp Fed giảm tỷ lệ thất nghiệp nhanh chóng.
Một số người cho rằng với quan điểm trên, bà Yellen có thể để lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy vậy, với phẩm chất và tính cách được thể hiện thì bà Yellen cho thấy sẽ theo dõi vấn đề này một cách chặt chẽ. Năm 1996, bà đã hối thúc cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan cân nhắc việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, và ngay khi không bao giờ phản đối quyết định cắt giảm lãi suất thì bà cũng không từ bỏ sự ủng hộ đối với việc tăng lãi suất.
Nới lỏng định lượng
Bà Yellen đã ủng hộ chương trình mua trái phiếu của Fed và nói rằng những lợi ích mà chương trình này mang lại cao hơn chi phí thực hiện. Tuy vậy, bà ủng hộ quyết định giảm chương trình mua trái phiếu từ 85 tỷ USD xuống 75 tỷ USD mà Fed đưa ra ngày 18/12.
Hồi tháng 11/2103, bà Yellen nói: "Hiện có những mối nguy thực sự đối với cả việc kết thúc chương trình mua trái phiếu hoặc kết thúc quá sớm. Và cũng có những nguy cơ mà chúng ta cần phải nhớ nếu kéo dài chương trình này quá lâu hoặc duy trì những điều chỉnh chính sách tiền tệ trong thời gian quá dài."
Phương hướng hành động
Fed đang nỗ lực giảm sức ép đối với chi phí vay dài hạn bằng cách cam kết không bắt đầu tăng lãi suất qua đêm ít nhất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,5%, mang lại triển vọng cho lạm phát vẫn dưới 2,5%.
Fed ngày 18/12 nói rằng có thể duy trì lãi suất ở mức gần 0% "một cách hiệu quả như trong quá khứ" trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới 6,5%, nhất là nếu mức lạm phát dự kiến vẫn thấp hơn mục tiêu.
Bất chấp sự thay đổi về ngôn từ sử dụng, một số nhà kinh tế tiếp tục cho rằng Fed có thể quyết định hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp mục tiêu của nước này như một cách thức ra tín hiệu về cam kết hạ thấp lãi suất một cách kiên định.
Bong bóng tài sản
Một sự chỉ trích về quan điểm chính sách siêu lòng của Fed có thể dẫn tới tình trạng bong bóng tài sản, song bà Yellen đã liên tục bác bỏ những lo ngại này. Ngoài ra, bà ngụ ý rằng một giải pháp mạnh mẽ hơn để điều chỉnh và khả năng sử dụng chính sách tiền tệ nếu cần để phòng tránh nguy cơ bong bóng gây bất ổn cho hệ thống tài chính trong nước.
Về vấn đề quá lớn để sụp đổ
Bà Yellen tin rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đạt được những tiến bộ trong việc giải quyết những khó khăn của cải gọi là các cơ quan tài chính "quá lớn để sụp đổ" nhưng mong muốn các ngân hàng duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn và đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn về thanh khoản và giám sát hoạt động.
Công bố thông tin
Hồi tháng 1/2012, Fed đã thông qua một mục tiêu lạm phát rõ ràng, một động thái mà bà Yellen thúc đẩy lâu nay vì vấn đề nội bộ của cơ quan từng rất "kín tiếng" này.
Cuối năm 2012, ngay trước khi Fed thực hiện một động thái đáng chú ý khác trong cái mà bà Yellen gọi là một cuộc cách mạng thông tin của Fed: sử dụng các dấu hiệu kinh tế như là những ngưỡng rõ ràng cho sự thay đổi chính sách tiền tệ.
Bà nói: "Những thách thức mà kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với trước sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính đã cho thấy việc thông tin rõ ràng hơn có ý nghĩa quan trọng hơn trước đây."
Fed đã duy trì lãi suất ở mức gần 0% trong 5 năm qua và nâng tổng giá trị tài sản lên khoảng 4.000 tỷ USD thông qua ba chương trình mua trái phiếu khổng lồ. Khi những nỗ lực này mang lại kết quả, bà Yellen dự kiến kết thúc chính sách tiền tệ siêu lỏng của Fed, đầu tiên bằng việc tiếp tục tiến trình cắt giảm chương trình mua trái phiếu, và cuối cùng là tăng lãi suất từ mức thấp kỷ lục hiện nay./.