Nói đến Xuân Mậu Thân 1968, nhiều người không thể nào quên hình ảnh nhân dân đón bộ đội như những người thân đi xa lâu ngày trở về. Chính lực lượng quần chúng mến yêu ấy là động lực, là cội nguồn tiếp thêm sức mạnh đi đến ngày thắng lợi vinh quang...
Đó là cảm nhận của các ông Nguyễn Trung Chính, Phan Nam, nguyên là những chỉ huy mặt trận Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Ngay từ phút phát lệnh nổ súng (2 giờ 33 phút), tất cả các hướng, mục tiêu tấn công, nổi dậy đã đồng loạt, hợp đồng mạnh mẽ, nổ súng. Kẻ thù không kịp trở tay đối phó, bị cô lập, rối loạn, bị chia cắt không ứng cứu, chi viện cho nhau được, bị tổn thất nặng nề.
8 giờ 30 phút ngày mồng 2 Tết, cùng thời điểm lá cờ Liên minh Dân tộc - Dân chủ - Hòa bình tung bay trên đỉnh cột cờ Phu Vân Lâu, tất cả các đội công tác chính trị-vũ trang, các "tụ điểm" quân, khu phố, đường phố, các đội Biệt động, đội An ninh vũ trang các lực lượng cán bộ thành tăng cường, lực lượng tụ điểm của học sinh, sinh viên thanh niên đồng loạt xuất hiện hành động, cùng các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, đánh trả bọn địch ngoan cố, bảo vệ, hỗ trợ quần chúng nổi dậy.
Địa bàn nội thành rộng lớn được giải phóng. Lực lượng to lớn nổi dậy đã lên đến hàng chục vạn dân, sức mạnh mới tại chỗ - "hậu phương" rộng lớn mới được giải phóng, làm chủ, tạo thuận lợi cho lãnh đạo, chỉ huy mặt trận triển khai tiếp, nhanh chóng phát huy nội lực, bảo vệ thành quả thắng lợi giành được, chống địch phản kích, tái chiếm Huế.
Không khí vui mừng, phấn khởi buổi đầu hiện rõ và ngày một thể hiện rõ hơn trong những công việc do các đội công tác đường phố đề ra, được đông đảo nhân dân hăng hái tham gia thực hiện.
Mối quan hệ gắn kết giữa quân - dân ngày một gần gũi, chặt chẽ, thuận lợi hơn, tăng thêm sức mạnh mới - sức mạnh của sự nổi dậy làm chủ, kiểm soát, bảo vệ thành quả chung, từ sự kết hợp chặt chẽ tấn công quân sự, đồng loạt nổi dậy của nhân dân ở đô thị lớn.
Bà con ở nội thành đã nhanh chóng tin tưởng, hăng hái làm theo sự kêu gọi, dắt dẫn của các đội công tác, cán bộ thành tăng cường về các khu phố địa bàn. Nhất là vai trò tích cực, phát huy tác dụng nhanh của những người từng hướng dẫn quần chúng nội thành nổi dậy đấu tranh chống Mỹ và tay sai trước đây mà họ đã nhận ra. Hoặc số cán bộ cốt cán cơ sở tại chỗ, số do các huyện bí mật đưa vào từ trước chưa kịp giới thiệu cho thành phố, nay xuất hiện như những "người thân" đi lâu mới về.
Đối với những người, gia đình có tham gia hoặc quan hệ làm ăn với bộ máy ngụy quân, ngụy quyền...lúc đầu số đông tỏ ra lo ngại, lúng túng, bị động, hoang mang chờ đợi, dè dặt, lo sợ...Số gia đình có người đã gây tội ác, có nợ máu thì càng lo lắng, sợ cách mạng trừng trị.
Nhưng từng bước, họ cũng yên lòng, ổn định khi đã nghe và được giải thích - "tai nghe mắt thấy", được đối xử khoan hồng trong và sau khi trình diện, nộp vũ khí, tài liệu ngụy tại các điểm tiếp nhận, về gia đình sống bình thường.
[Tổng tấn công Mậu Thân 1968: Đòn tấn công mở đầu]
Ông Hoàng Lanh nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chính ủy Mặt trận cánh Nam Huế nhớ tường tận vào khoảng 9 giờ ngày mồng 3 Tết, cuộc míttinh chào mừng thắng lợi của cách mạng được tổ chức trọng thể tại Thành Nội.
Khác với sự cẩn trọng ban đầu, người dân thành phố Huế đã xuống đường. Nhiều người nắm áo chúng tôi, nước mắt rưng rưng: "Các anh về đây rồi thiệt à? Cánh mạng đã về rồi thiệt à".
Cuộc míttinh thu hút vài trăm người, trong đó có các anh Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, chị Lê Thị Mai (em đồng chí Lê Quang Vịnh). Những người dân Huế đã từng sống trong ách cai trị của chế độ Mỹ - Nguỵ khi nghe nói "Thưa đồng bào, bây chừ cách mạng đã về" thì vỗ tay ào ào và hết sức xúc động.
Ông Lanh nhớ mãi hôm ấy, chỉ những lời nói giản dị dưới lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vậy thôi mà đã làm cho mọi người mừng rơi nước mắt.
Ông cũng lặng người đi vì tự hào và sung sướng. Đó là những giọt nước mắt chờ đợi, tủi hờn và hơn thế là những giọt nước mắt tin yêu cách mạng của những người dân Huế bình thường một lòng tin theo cách mạng mà suốt đời ông chẳng thể nào quên.
Đối với ông Phan Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế thì người dân Huế đã đóng góp sức người, sức của làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tiếp theo những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, ở hậu phương, những người có uy tín, kinh nghiệm và nhiệt tình đã tự nguyện đứng ra tổ chức quyên góp tiền bạc, lương thực, thực phẩm ủng hộ bộ đội nuôi quân.
Có nhà ủng hộ cả tấn hàng, hàng chục tấn gạo, thực phẩm, mắm muối, chất đốt. Hàng vạn nhân dân Huế "có chi góp nấy" miễn sao bộ đội được ăn no đánh thắng quân địch, bảo vệ thắng lợi thành quả cách mạng đã giành được.
Sau này, Bác Hồ đã tặng cho quân và dân thành phố Huế 8 chữ vàng "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường". Đây mãi mãi là niềm tự hào cho các thế hệ cách mạng, là nguồn sức mạnh để người dân Huế vượt qua muôn vàn khó khăn của những năm tháng chiến tranh ác liệt cho đến ngày đất nước toàn thắng.
45 năm đã trôi qua nhưng những bài học về chỉ đạo chiến lược, về nghệ thuật phát hiện và chớp thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh, nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị, nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng để lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều...
Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 giữ một vai trò to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân và đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam như một chiến công bất hủ; là một biểu hiện tập trung của ý chí và sức mạnh quật cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, biểu hiện sức sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Đó là cảm nhận của các ông Nguyễn Trung Chính, Phan Nam, nguyên là những chỉ huy mặt trận Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Ngay từ phút phát lệnh nổ súng (2 giờ 33 phút), tất cả các hướng, mục tiêu tấn công, nổi dậy đã đồng loạt, hợp đồng mạnh mẽ, nổ súng. Kẻ thù không kịp trở tay đối phó, bị cô lập, rối loạn, bị chia cắt không ứng cứu, chi viện cho nhau được, bị tổn thất nặng nề.
8 giờ 30 phút ngày mồng 2 Tết, cùng thời điểm lá cờ Liên minh Dân tộc - Dân chủ - Hòa bình tung bay trên đỉnh cột cờ Phu Vân Lâu, tất cả các đội công tác chính trị-vũ trang, các "tụ điểm" quân, khu phố, đường phố, các đội Biệt động, đội An ninh vũ trang các lực lượng cán bộ thành tăng cường, lực lượng tụ điểm của học sinh, sinh viên thanh niên đồng loạt xuất hiện hành động, cùng các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, đánh trả bọn địch ngoan cố, bảo vệ, hỗ trợ quần chúng nổi dậy.
Địa bàn nội thành rộng lớn được giải phóng. Lực lượng to lớn nổi dậy đã lên đến hàng chục vạn dân, sức mạnh mới tại chỗ - "hậu phương" rộng lớn mới được giải phóng, làm chủ, tạo thuận lợi cho lãnh đạo, chỉ huy mặt trận triển khai tiếp, nhanh chóng phát huy nội lực, bảo vệ thành quả thắng lợi giành được, chống địch phản kích, tái chiếm Huế.
Không khí vui mừng, phấn khởi buổi đầu hiện rõ và ngày một thể hiện rõ hơn trong những công việc do các đội công tác đường phố đề ra, được đông đảo nhân dân hăng hái tham gia thực hiện.
Mối quan hệ gắn kết giữa quân - dân ngày một gần gũi, chặt chẽ, thuận lợi hơn, tăng thêm sức mạnh mới - sức mạnh của sự nổi dậy làm chủ, kiểm soát, bảo vệ thành quả chung, từ sự kết hợp chặt chẽ tấn công quân sự, đồng loạt nổi dậy của nhân dân ở đô thị lớn.
Bà con ở nội thành đã nhanh chóng tin tưởng, hăng hái làm theo sự kêu gọi, dắt dẫn của các đội công tác, cán bộ thành tăng cường về các khu phố địa bàn. Nhất là vai trò tích cực, phát huy tác dụng nhanh của những người từng hướng dẫn quần chúng nội thành nổi dậy đấu tranh chống Mỹ và tay sai trước đây mà họ đã nhận ra. Hoặc số cán bộ cốt cán cơ sở tại chỗ, số do các huyện bí mật đưa vào từ trước chưa kịp giới thiệu cho thành phố, nay xuất hiện như những "người thân" đi lâu mới về.
Đối với những người, gia đình có tham gia hoặc quan hệ làm ăn với bộ máy ngụy quân, ngụy quyền...lúc đầu số đông tỏ ra lo ngại, lúng túng, bị động, hoang mang chờ đợi, dè dặt, lo sợ...Số gia đình có người đã gây tội ác, có nợ máu thì càng lo lắng, sợ cách mạng trừng trị.
Nhưng từng bước, họ cũng yên lòng, ổn định khi đã nghe và được giải thích - "tai nghe mắt thấy", được đối xử khoan hồng trong và sau khi trình diện, nộp vũ khí, tài liệu ngụy tại các điểm tiếp nhận, về gia đình sống bình thường.
[Tổng tấn công Mậu Thân 1968: Đòn tấn công mở đầu]
Ông Hoàng Lanh nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chính ủy Mặt trận cánh Nam Huế nhớ tường tận vào khoảng 9 giờ ngày mồng 3 Tết, cuộc míttinh chào mừng thắng lợi của cách mạng được tổ chức trọng thể tại Thành Nội.
Khác với sự cẩn trọng ban đầu, người dân thành phố Huế đã xuống đường. Nhiều người nắm áo chúng tôi, nước mắt rưng rưng: "Các anh về đây rồi thiệt à? Cánh mạng đã về rồi thiệt à".
Cuộc míttinh thu hút vài trăm người, trong đó có các anh Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, chị Lê Thị Mai (em đồng chí Lê Quang Vịnh). Những người dân Huế đã từng sống trong ách cai trị của chế độ Mỹ - Nguỵ khi nghe nói "Thưa đồng bào, bây chừ cách mạng đã về" thì vỗ tay ào ào và hết sức xúc động.
Ông Lanh nhớ mãi hôm ấy, chỉ những lời nói giản dị dưới lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vậy thôi mà đã làm cho mọi người mừng rơi nước mắt.
Ông cũng lặng người đi vì tự hào và sung sướng. Đó là những giọt nước mắt chờ đợi, tủi hờn và hơn thế là những giọt nước mắt tin yêu cách mạng của những người dân Huế bình thường một lòng tin theo cách mạng mà suốt đời ông chẳng thể nào quên.
Đối với ông Phan Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế thì người dân Huế đã đóng góp sức người, sức của làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tiếp theo những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, ở hậu phương, những người có uy tín, kinh nghiệm và nhiệt tình đã tự nguyện đứng ra tổ chức quyên góp tiền bạc, lương thực, thực phẩm ủng hộ bộ đội nuôi quân.
Có nhà ủng hộ cả tấn hàng, hàng chục tấn gạo, thực phẩm, mắm muối, chất đốt. Hàng vạn nhân dân Huế "có chi góp nấy" miễn sao bộ đội được ăn no đánh thắng quân địch, bảo vệ thắng lợi thành quả cách mạng đã giành được.
Sau này, Bác Hồ đã tặng cho quân và dân thành phố Huế 8 chữ vàng "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường". Đây mãi mãi là niềm tự hào cho các thế hệ cách mạng, là nguồn sức mạnh để người dân Huế vượt qua muôn vàn khó khăn của những năm tháng chiến tranh ác liệt cho đến ngày đất nước toàn thắng.
45 năm đã trôi qua nhưng những bài học về chỉ đạo chiến lược, về nghệ thuật phát hiện và chớp thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh, nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị, nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng để lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều...
Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 giữ một vai trò to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân và đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam như một chiến công bất hủ; là một biểu hiện tập trung của ý chí và sức mạnh quật cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, biểu hiện sức sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Quốc Việt (TTXVN)