Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 15/5 đưa tin ông Kim Yong Il, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã có cuộc hội đàm với cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản, ông Isao Iijima, đang ở thăm nước này.
KCNA không tiết lộ chi tiết nội dung cuộc thảo luận giữa ông Iijima và Kim Yong Il. Tuy thiên, theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, có thể hai bên đã thảo luận biện pháp giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Ngoài ra, ông Iijima dự kiến sẽ hội đàm với ông Song Il Ho, quan chức Triều Tiên phụ trách đàm phán bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, cùng một số quan chức cấp cao khác trong Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Iijima từng là cố vấn hàng đầu dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, và đã hai lần đến Triều Tiên vào tháng 9/2002 và tháng 5/2004. Hiện Triều Tiên và Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao. Các quan chức cấp cao hai nước đã nối lại các cuộc đối thoại liên chính phủ vào tháng 8 năm ngoái sau 4 năm gián đoạn.
Tuy nhiên, các cuộc đối thoại này bị ngừng trệ từ sau vụ Triều Tiên phóng vệ tinh hồi tháng 12/2012 mà phương Tây cho rằng đây là vụ thử tên lửa đạn đạo. Tháng Tư vừa qua, Nhật Bản đã gia hạn thêm hai năm các biện pháp trừng phạt chống Bình Nhưỡng.
Cùng ngày 15/5, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã bác đề xuất của Hàn Quốc tiến hành cuộc đàm phán cấp chuyên viên về việc chuyển các nguyên liệu thô và các thành phẩm ra khỏi Khu công nghiệp chung Kaesong đã bị ngừng hoạt động.
Yonhap dẫn lời một phát ngôn viên Tổng cục Chỉ đạo Phát triển Đặc Khu của Triều Tiên nhấn mạnh rằng "tương lai của khu công nghiệp Kaesong cũng như mối quan hệ liên Triều phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của chính quyền Hàn Quốc."
Phản ứng về động thái trên của Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung Suk ngày 16/5 bày tỏ "hết sức lấy làm tiếc vì phía Triều Tiên xem thường đề xuất chân thành của Hàn Quốc."
Triều Tiên đã cấm các nhân viên người Hàn Quốc vào Kaesong từ ngày 3/4, sau đó rút toàn bộ 53.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại Kaesong, khiến hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp vốn là biểu tượng hợp tác liên Triều này bị ngừng trệ.
Hàn Quốc cũng đã quyết định rút toàn bộ nhân viên người Hàn Quốc khỏi Kaesong sau khi Bình Nhưỡng bác đề xuất đối thoại của Seoul về khu công nghiệp này hôm 26/4./.
KCNA không tiết lộ chi tiết nội dung cuộc thảo luận giữa ông Iijima và Kim Yong Il. Tuy thiên, theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, có thể hai bên đã thảo luận biện pháp giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Ngoài ra, ông Iijima dự kiến sẽ hội đàm với ông Song Il Ho, quan chức Triều Tiên phụ trách đàm phán bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, cùng một số quan chức cấp cao khác trong Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Iijima từng là cố vấn hàng đầu dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, và đã hai lần đến Triều Tiên vào tháng 9/2002 và tháng 5/2004. Hiện Triều Tiên và Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao. Các quan chức cấp cao hai nước đã nối lại các cuộc đối thoại liên chính phủ vào tháng 8 năm ngoái sau 4 năm gián đoạn.
Tuy nhiên, các cuộc đối thoại này bị ngừng trệ từ sau vụ Triều Tiên phóng vệ tinh hồi tháng 12/2012 mà phương Tây cho rằng đây là vụ thử tên lửa đạn đạo. Tháng Tư vừa qua, Nhật Bản đã gia hạn thêm hai năm các biện pháp trừng phạt chống Bình Nhưỡng.
Cùng ngày 15/5, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã bác đề xuất của Hàn Quốc tiến hành cuộc đàm phán cấp chuyên viên về việc chuyển các nguyên liệu thô và các thành phẩm ra khỏi Khu công nghiệp chung Kaesong đã bị ngừng hoạt động.
Yonhap dẫn lời một phát ngôn viên Tổng cục Chỉ đạo Phát triển Đặc Khu của Triều Tiên nhấn mạnh rằng "tương lai của khu công nghiệp Kaesong cũng như mối quan hệ liên Triều phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của chính quyền Hàn Quốc."
Phản ứng về động thái trên của Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung Suk ngày 16/5 bày tỏ "hết sức lấy làm tiếc vì phía Triều Tiên xem thường đề xuất chân thành của Hàn Quốc."
Triều Tiên đã cấm các nhân viên người Hàn Quốc vào Kaesong từ ngày 3/4, sau đó rút toàn bộ 53.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại Kaesong, khiến hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp vốn là biểu tượng hợp tác liên Triều này bị ngừng trệ.
Hàn Quốc cũng đã quyết định rút toàn bộ nhân viên người Hàn Quốc khỏi Kaesong sau khi Bình Nhưỡng bác đề xuất đối thoại của Seoul về khu công nghiệp này hôm 26/4./.
(TTXVN)