Trang thông tin điện tử “mail.ru” của Nga đăng tải ngày 4/6 cho biết, giới chức Nga có thể phải xét nghiệm ma túy bắt buộc.
Nguồn tin cho biết Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đang xem xét áp dụng một dự luật quy định xét nghiệm ma túy bắt buộc đối với nghị sỹ và các quan chức Nga.
Văn bản của dự luật này đã được công bố trên trang web chính thức của Hạ viện Nga.
Các nghị sỹ và các quan chức Nga có thể phải xét nghiệm ma túy theo hai hình thức: kiểm tra thường xuyên (theo lịch trình) và kiểm tra đột xuất (không có kế hoạch trước).
Dự luật nêu rõ, từ chối xét nghiệm cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận có sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích thần kinh khác một cách bất hợp pháp (không có giấy phép của cơ sở y tế).
Việc từ chối này đồng thời được coi là cơ sở để chấm dứt sớm mọi quyền hạn của cán bộ, thành viên Hội đồng Lập pháp tại các chủ thể trên toàn Liên bang Nga, cũng như tư cách thượng nghị sỹ của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) hoặc tư cách đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện).
Hai hình thức kiểm tra kể trên cũng đồng thời được áp dụng đối với các đại biểu chính quyền địa phương các cấp.
Các tác giả đề xuất áp dụng xét nghiệm ma túy bắt buộc thậm chí còn đề nghị mở rộng đối tượng xét nghiệm ma túy bắt buộc đối với các công dân trước khi tiếp nhận họ vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên Văn phòng Chính phủ Nga cho rằng việc áp dụng xét nghiệm ma túy bắt buộc đối với giới chức Nga cần phải được xem xét thêm trước khi đưa vào thực hiện.
Trong khi đó Bộ Lao động và Bảo vệ xã hội Nga khẳng định rằng việc xét nghiệm ma túy bắt buộc không có gì trái với Luật Liên bang Nga "Về cơ sở bảo vệ sức khỏe công dân tại Liên bang Nga" cũng như "Về công vụ nhà nước của Liên bang Nga."
Trước đó, ngày 27/5, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết Duma Quốc gia Nga đang chuẩn bị sửa đổi luật "Về chống tham nhũng," theo đó các quan chức sẽ phải được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối khi làm việc trong chính phủ.
Các biện pháp "sát hạch" tư chất giới chức Nga, vốn đang được đẩy mạnh tại Liên bang Nga, bắt nguồn từ quyết tâm chống tham nhũng trong giới chức nước này và được Tổng thống Nga Vladimir Putin đặc biệt ưu tiên thực hiện./.
Nguồn tin cho biết Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đang xem xét áp dụng một dự luật quy định xét nghiệm ma túy bắt buộc đối với nghị sỹ và các quan chức Nga.
Văn bản của dự luật này đã được công bố trên trang web chính thức của Hạ viện Nga.
Các nghị sỹ và các quan chức Nga có thể phải xét nghiệm ma túy theo hai hình thức: kiểm tra thường xuyên (theo lịch trình) và kiểm tra đột xuất (không có kế hoạch trước).
Dự luật nêu rõ, từ chối xét nghiệm cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận có sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích thần kinh khác một cách bất hợp pháp (không có giấy phép của cơ sở y tế).
Việc từ chối này đồng thời được coi là cơ sở để chấm dứt sớm mọi quyền hạn của cán bộ, thành viên Hội đồng Lập pháp tại các chủ thể trên toàn Liên bang Nga, cũng như tư cách thượng nghị sỹ của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) hoặc tư cách đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện).
Hai hình thức kiểm tra kể trên cũng đồng thời được áp dụng đối với các đại biểu chính quyền địa phương các cấp.
Các tác giả đề xuất áp dụng xét nghiệm ma túy bắt buộc thậm chí còn đề nghị mở rộng đối tượng xét nghiệm ma túy bắt buộc đối với các công dân trước khi tiếp nhận họ vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên Văn phòng Chính phủ Nga cho rằng việc áp dụng xét nghiệm ma túy bắt buộc đối với giới chức Nga cần phải được xem xét thêm trước khi đưa vào thực hiện.
Trong khi đó Bộ Lao động và Bảo vệ xã hội Nga khẳng định rằng việc xét nghiệm ma túy bắt buộc không có gì trái với Luật Liên bang Nga "Về cơ sở bảo vệ sức khỏe công dân tại Liên bang Nga" cũng như "Về công vụ nhà nước của Liên bang Nga."
Trước đó, ngày 27/5, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết Duma Quốc gia Nga đang chuẩn bị sửa đổi luật "Về chống tham nhũng," theo đó các quan chức sẽ phải được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối khi làm việc trong chính phủ.
Các biện pháp "sát hạch" tư chất giới chức Nga, vốn đang được đẩy mạnh tại Liên bang Nga, bắt nguồn từ quyết tâm chống tham nhũng trong giới chức nước này và được Tổng thống Nga Vladimir Putin đặc biệt ưu tiên thực hiện./.
Quế Anh/Matxcơva (Vietnam+)