Trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 17/6, các quan chức hàng đầu của Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thúc giục Thượng viện thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Nga.
Nhằm thuyết phục Thượng viện, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Michael Mullen đều khẳng định START mới không hạn chế nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển lá chắn chống tên lửa đạn đạo. Trái lại, hiệp ước mới này sẽ giúp nước Mỹ mạnh hơn trong việc hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân và đạt được những gì mà nước Mỹ cần trên con đường hiện đại hóa quân sự.
Tại phiên điều trần, Bộ trưởng Năng lượng Stephen Chu cũng nhấn mạnh hiệp ước mới sẽ tạo cho Mỹ một cơ hội cần thiết để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân lâu đời của mình theo hướng an toàn và đáng tin cậy hơn.
Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa cảnh báo sẽ phản đối START mới nếu hiệp ước này cản trở hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Để được thông qua tại Thượng viện, hiệp ước mới cần nhận được 67/100 phiếu ủng hộ.
START mới do tổng thống Mỹ và Nga ký ngày 8/4 vừa qua nhằm thay thế START-1 hết hạn tháng 12/2009. Hiệp ước mới cần được Thượng viện Mỹ và Quốc hội Nga thông qua trước khi có hiệu lực. Hiện Quốc hội Nga cũng chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Theo START mới, trong 7 năm tới, số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ sẽ giảm xuống còn một nửa so với START-1, từ 1.600 xuống còn 700.
Số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30%, từ 2.200 xuống còn 1.550. Số bệ phóng (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800 đơn vị./.
Nhằm thuyết phục Thượng viện, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Michael Mullen đều khẳng định START mới không hạn chế nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển lá chắn chống tên lửa đạn đạo. Trái lại, hiệp ước mới này sẽ giúp nước Mỹ mạnh hơn trong việc hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân và đạt được những gì mà nước Mỹ cần trên con đường hiện đại hóa quân sự.
Tại phiên điều trần, Bộ trưởng Năng lượng Stephen Chu cũng nhấn mạnh hiệp ước mới sẽ tạo cho Mỹ một cơ hội cần thiết để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân lâu đời của mình theo hướng an toàn và đáng tin cậy hơn.
Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa cảnh báo sẽ phản đối START mới nếu hiệp ước này cản trở hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Để được thông qua tại Thượng viện, hiệp ước mới cần nhận được 67/100 phiếu ủng hộ.
START mới do tổng thống Mỹ và Nga ký ngày 8/4 vừa qua nhằm thay thế START-1 hết hạn tháng 12/2009. Hiệp ước mới cần được Thượng viện Mỹ và Quốc hội Nga thông qua trước khi có hiệu lực. Hiện Quốc hội Nga cũng chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Theo START mới, trong 7 năm tới, số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ sẽ giảm xuống còn một nửa so với START-1, từ 1.600 xuống còn 700.
Số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30%, từ 2.200 xuống còn 1.550. Số bệ phóng (đã triển khai và chưa triển khai) của mỗi bên không vượt quá 800 đơn vị./.
(TTXVN/Vietnam+)