Hồi tuần trước, Giám đốc marketing của hãng vi xử lý Qualcomm Anand Chandrasekher đã lên tiếng chê bai kiến trúc 64-bit trong chipset A7 của iPhone 5s chỉ là... "mánh lới tiếp thị" mà thôi.
Trong nội dung phỏng vấn với báo giới, ông Chandrasekher cho rằng "người tiêu dùng chẳng nhận được lợi ích nào từ đó cả."
Tuy nhiên, dường như cảm thấy quá "hớ" với tuyên bố đó, hãng Qualcomm đã phải vội lên tiếng "chữa cháy" vào ngày 9/10.
Theo đó, Qualcomm đã đưa ra tuyên bố phủ nhận hoàn toàn những gì Giám đốc Chandrasekher từng nói.
Người đại diện của hãng vi xử lý trên bày tỏ: "Những bình luận của Giám đốc marketing Chandrasekher về điện toán 64-bit là không chính xác. Hệ sinh thái phần cứng và phần mềm di động đang dần chuyển dịch hướng tới 64-bit, qua đó mang tới những khả năng đầy sức mạnh như máy tính truyền thống cho thiết bị di động, cũng như tăng cường trải nghiệm người dùng. Nhờ điện toán 64-bit, các vi xử lý di động và phần mềm có thể chạy những lớp mới trên thiết bị."
Như vậy, có thể coi lời chê bai của Giám đốc Chandrasekher là quá... "hớ," và Apple thêm một lần nữa không cần "động thủ" mà vẫn nhận được sự tôn trọng của đối thủ cũng như thị trường./.
Trong nội dung phỏng vấn với báo giới, ông Chandrasekher cho rằng "người tiêu dùng chẳng nhận được lợi ích nào từ đó cả."
Tuy nhiên, dường như cảm thấy quá "hớ" với tuyên bố đó, hãng Qualcomm đã phải vội lên tiếng "chữa cháy" vào ngày 9/10.
Theo đó, Qualcomm đã đưa ra tuyên bố phủ nhận hoàn toàn những gì Giám đốc Chandrasekher từng nói.
Người đại diện của hãng vi xử lý trên bày tỏ: "Những bình luận của Giám đốc marketing Chandrasekher về điện toán 64-bit là không chính xác. Hệ sinh thái phần cứng và phần mềm di động đang dần chuyển dịch hướng tới 64-bit, qua đó mang tới những khả năng đầy sức mạnh như máy tính truyền thống cho thiết bị di động, cũng như tăng cường trải nghiệm người dùng. Nhờ điện toán 64-bit, các vi xử lý di động và phần mềm có thể chạy những lớp mới trên thiết bị."
Như vậy, có thể coi lời chê bai của Giám đốc Chandrasekher là quá... "hớ," và Apple thêm một lần nữa không cần "động thủ" mà vẫn nhận được sự tôn trọng của đối thủ cũng như thị trường./.
Văn Hưng (Vietnam+)