Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” đã diễn ra tối 5/10, tại tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, đây là món quà miền Nam đầy ý nghĩa gửi tặng Thủ đô Hà Nội nhân dịp Đại lễ.
Lấy ý tưởng từ tứ thơ của nhà văn Huỳnh Văn Nghệ trong bài thơ "Nhớ Bắc" sáng tác năm 1946: "Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long," chương trình được dàn dựng công phu, hòa âm phối khí hiện đại, do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen - Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, cùng sự tham gia của nhiều ca sĩ miền Nam được khán giả mến mộ như Quang Linh, Mỹ Tâm…
Chương trình mở đầu với màn múa sen, gợi nhớ câu thơ quen thuộc “Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.” Tiếp đó là hòa tấu “Trống Việt” rộn rã và màn hát múa “Ngàn năm Thăng Long-Hà Nội,” và loạt ca khúc hay và lắng đọng về Hà Nội.
Trên nền âm nhạc dân gian mang đặc trưng văn hóa vùng miền và giai điệu của các ca khúc nổi tiếng, kết hợp với múa hiện đại, chương trình đưa công chúng Thủ đô và du khách đến với “hành trình mở cõi.”
Khởi nguồn từ Thăng Long-Hà Nội, đến với miền Trung qua ca khúc “Đôi lời với Huế,” dừng ở Tây Nguyên đầy nắng gió qua múa “Gọi mưa” và đến với miền đất phương Nam qua các tiết mục hòa tấu, đờn ca tài tử Nam bộ, ca vọng cổ, trình diễn áo dài thời trang “Cô Ba xứ Việt” của nhà thiết kế Võ Việt Chung….
Chương trình lắng lại trong “Bài ca nhớ Bác,” mở ra với màn múa “Vũ hội xuân,” hòa tấu dàn nhạc “Duyên ngộ” và ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm.” Kết thúc chương trình là màn múa “Hoa sen thành phố” đầy ấn tượng./.
Lấy ý tưởng từ tứ thơ của nhà văn Huỳnh Văn Nghệ trong bài thơ "Nhớ Bắc" sáng tác năm 1946: "Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long," chương trình được dàn dựng công phu, hòa âm phối khí hiện đại, do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen - Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, cùng sự tham gia của nhiều ca sĩ miền Nam được khán giả mến mộ như Quang Linh, Mỹ Tâm…
Chương trình mở đầu với màn múa sen, gợi nhớ câu thơ quen thuộc “Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.” Tiếp đó là hòa tấu “Trống Việt” rộn rã và màn hát múa “Ngàn năm Thăng Long-Hà Nội,” và loạt ca khúc hay và lắng đọng về Hà Nội.
Trên nền âm nhạc dân gian mang đặc trưng văn hóa vùng miền và giai điệu của các ca khúc nổi tiếng, kết hợp với múa hiện đại, chương trình đưa công chúng Thủ đô và du khách đến với “hành trình mở cõi.”
Khởi nguồn từ Thăng Long-Hà Nội, đến với miền Trung qua ca khúc “Đôi lời với Huế,” dừng ở Tây Nguyên đầy nắng gió qua múa “Gọi mưa” và đến với miền đất phương Nam qua các tiết mục hòa tấu, đờn ca tài tử Nam bộ, ca vọng cổ, trình diễn áo dài thời trang “Cô Ba xứ Việt” của nhà thiết kế Võ Việt Chung….
Chương trình lắng lại trong “Bài ca nhớ Bác,” mở ra với màn múa “Vũ hội xuân,” hòa tấu dàn nhạc “Duyên ngộ” và ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm.” Kết thúc chương trình là màn múa “Hoa sen thành phố” đầy ấn tượng./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)