Các nhà khoa học thuộc Đại học Wyoming (Mỹ) vừa nghiên cứu thành công phương pháp cấy gen của nhện vào cơ thể dê. Thông qua công nghệ này, các nhà khoa học có thể thu được spider silk protein (protein tơ nhện) từ trong sữa dê.
Do sợi tơ nhện rất dai và có tính đàn hồi, vì thế nó có rất nhiều giá trị y học. Ví dụ có thể dùng tơ nhện trong chế tạo dây chằng, gân, khâu vết thương ở mắt hoặc phục hồi hàm dưới. Ngoài ra, tơ nhện còn có thể dùng để chế tạo áo chống đạn và cải tiến túi khí an toàn.
Muốn thu được tơ nhện có các đặc tính ưu việt kể trên, trong trường hợp thông thường cần phải có số lượng nhện lớn. Tuy nhiên, do ý thức phạm vi bảo vệ thế lực của nhện rất mạnh mẽ, nên nếu như các nhà khoa học nuôi dưỡng nhện bằng cách xây dựng trang trại nhện thì tất yếu là chúng sẽ tàn sát lẫn nhau.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Lewis Randy thuộc Đại học Wyoming đã quyết định thực hiện biện pháp cấy gen nhện vào cơ thể dê để lấy protein tơ nhện trong sữa dê.
Giống như các yếu tố di truyền khác, trong thế hệ sau của dê được nuôi cấy chỉ có một tỷ lệ dê nhất định mang gen protein tơ nhện.
Trong năm 2010 các nhà khoa học đã cấy ghép được bảy con dê, tuy nhiên chỉ có ba con trong số đó mang gen protein tơ nhện. Khi những con dê đã được nuôi cấy này sinh sản và bắt đầu có sữa, các nhà khoa học sẽ lấy sữa của chúng và tinh lọc protein tơ nhện với chất lượng cao.
Ngoài khả năng sản sinh protein tơ nhện, những con dê này không có bất kỳ sự khác biệt nào về tình trạng sức khỏe, diện mạo và hành vi so với các con dê khác.
Các nhà khoa học dự định bước tiếp theo sẽ đưa gen nhện vào cỏ linh lăng. Bởi theo các nhà khoa học, cỏ linh lăng có thể sản sinh sợi chất lượng rất tốt. Hơn nữa, cỏ linh lăng không những phân bố rộng khắp, mà còn có hàm lượng protein cao (khoảng từ 20% đến 25%). Đây là loài thực vật lý tưởng để sản xuất protein tơ nhện./.
Do sợi tơ nhện rất dai và có tính đàn hồi, vì thế nó có rất nhiều giá trị y học. Ví dụ có thể dùng tơ nhện trong chế tạo dây chằng, gân, khâu vết thương ở mắt hoặc phục hồi hàm dưới. Ngoài ra, tơ nhện còn có thể dùng để chế tạo áo chống đạn và cải tiến túi khí an toàn.
Muốn thu được tơ nhện có các đặc tính ưu việt kể trên, trong trường hợp thông thường cần phải có số lượng nhện lớn. Tuy nhiên, do ý thức phạm vi bảo vệ thế lực của nhện rất mạnh mẽ, nên nếu như các nhà khoa học nuôi dưỡng nhện bằng cách xây dựng trang trại nhện thì tất yếu là chúng sẽ tàn sát lẫn nhau.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Lewis Randy thuộc Đại học Wyoming đã quyết định thực hiện biện pháp cấy gen nhện vào cơ thể dê để lấy protein tơ nhện trong sữa dê.
Giống như các yếu tố di truyền khác, trong thế hệ sau của dê được nuôi cấy chỉ có một tỷ lệ dê nhất định mang gen protein tơ nhện.
Trong năm 2010 các nhà khoa học đã cấy ghép được bảy con dê, tuy nhiên chỉ có ba con trong số đó mang gen protein tơ nhện. Khi những con dê đã được nuôi cấy này sinh sản và bắt đầu có sữa, các nhà khoa học sẽ lấy sữa của chúng và tinh lọc protein tơ nhện với chất lượng cao.
Ngoài khả năng sản sinh protein tơ nhện, những con dê này không có bất kỳ sự khác biệt nào về tình trạng sức khỏe, diện mạo và hành vi so với các con dê khác.
Các nhà khoa học dự định bước tiếp theo sẽ đưa gen nhện vào cỏ linh lăng. Bởi theo các nhà khoa học, cỏ linh lăng có thể sản sinh sợi chất lượng rất tốt. Hơn nữa, cỏ linh lăng không những phân bố rộng khắp, mà còn có hàm lượng protein cao (khoảng từ 20% đến 25%). Đây là loài thực vật lý tưởng để sản xuất protein tơ nhện./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)