Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tổng hợp được một loại protein huỳnh quang, có thể giúp kiểm tra nhanh kim loại độc hại như arsenic, cadmium và chì có trong nước ngầm.
Công nghệ kiểm tra này có giá thành thấp và đơn giản thuận tiện. Các nhà khoa học hy vọng trong 1-2 năm tới sẽ ứng dụng công nghệ này vào thực tiễn.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí quốc tế Thiết bị cảm biến sinh vật và điện tử học sinh vật, phó giáo sư Qiantianyongyu thuộc Đại học Utsunomiya (Nhật Bản) cho biết đã tạo ra được protein nhân tạo tổng hợp huỳnh quang “GFP - Trans-acting factor” bằng cách kết hợp giữa Trans-acting factor với protein huỳnh quang màu xanh.
Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học đã trộn lẫn protein nhân tạo tổng hợp này với mẫu phẩm nước ngầm, sau đó tiến hành lọc bằng các tấm xốp đặc biệt. Sau khoảng 15 phút, dùng nước cất rửa sạch lớp kim loại độc hại bám vào protein nhân tạo tổng hợp. Kim loại độc hại trong mẫu phẩm càng nhiều, đòi hỏi càng phải làm sạch nhiều protein nhân tạo tổng hợp, vì thế mức độ huỳnh quang trên bề mặt tấm xốp càng ít đi.
Các nhà khoa học có thể tính toán được giá trị huỳnh quang bằng máy đo, qua đó kiểm tra hàm lượng kim loại độc hại trong mẫu phẩm.
Protein nhân tạo tổng hợp này ở dạng bột, dễ dàng lưu trữ, các thiết bị kiểm tra kèm theo cũng dễ dàng mang vác.
Phó giáo sư Qiantianyongyu cho biết: “Trước mắt công nghệ này chỉ kiểm tra được ba kim loại gồm arsenic, cadmium và chì. Hy vọng trong tương lai sẽ kiểm tra được nhiều kim loại khác và rút ngắn thời gian kiểm tra xuống còn khoảng năm phút”./.
Công nghệ kiểm tra này có giá thành thấp và đơn giản thuận tiện. Các nhà khoa học hy vọng trong 1-2 năm tới sẽ ứng dụng công nghệ này vào thực tiễn.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí quốc tế Thiết bị cảm biến sinh vật và điện tử học sinh vật, phó giáo sư Qiantianyongyu thuộc Đại học Utsunomiya (Nhật Bản) cho biết đã tạo ra được protein nhân tạo tổng hợp huỳnh quang “GFP - Trans-acting factor” bằng cách kết hợp giữa Trans-acting factor với protein huỳnh quang màu xanh.
Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học đã trộn lẫn protein nhân tạo tổng hợp này với mẫu phẩm nước ngầm, sau đó tiến hành lọc bằng các tấm xốp đặc biệt. Sau khoảng 15 phút, dùng nước cất rửa sạch lớp kim loại độc hại bám vào protein nhân tạo tổng hợp. Kim loại độc hại trong mẫu phẩm càng nhiều, đòi hỏi càng phải làm sạch nhiều protein nhân tạo tổng hợp, vì thế mức độ huỳnh quang trên bề mặt tấm xốp càng ít đi.
Các nhà khoa học có thể tính toán được giá trị huỳnh quang bằng máy đo, qua đó kiểm tra hàm lượng kim loại độc hại trong mẫu phẩm.
Protein nhân tạo tổng hợp này ở dạng bột, dễ dàng lưu trữ, các thiết bị kiểm tra kèm theo cũng dễ dàng mang vác.
Phó giáo sư Qiantianyongyu cho biết: “Trước mắt công nghệ này chỉ kiểm tra được ba kim loại gồm arsenic, cadmium và chì. Hy vọng trong tương lai sẽ kiểm tra được nhiều kim loại khác và rút ngắn thời gian kiểm tra xuống còn khoảng năm phút”./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)