Lễ hội Gầu Tào có ý nghĩa thế nào đối với đồng bào dân tộc Mông ở Yên Bái?

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức đưa Lễ hội Gầu Tào của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội Gầu Tào ở Trạm Tấu, Yên Bái. (Nguồn: Vietnam+)
Lễ hội Gầu Tào ở Trạm Tấu, Yên Bái. (Nguồn: Vietnam+)

Theo tiếng dân tộc Mông, "Gầu Tào" có nghĩa là "chơi ngoài trời" hay "hội chơi đồi." Gầu Tào là lễ hội có ý nghĩa rất lớn, quan trọng đối với đồng bào dân tộc Mông, thường được tổ chức vào dịp đầu Xuân.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức đưa Lễ hội Gầu Tào của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình lễ hội truyền thống.

Lễ hội Gầu Tào gồm phần lễ và phần hội. Cây nêu là biểu tượng chính, là "phần hồn" của sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống và là nghi lễ đặc sắc được chú ý nhất trong lễ hội. Hoạt động đầu tiên trong phần lễ là dựng cây nêu. Cây nêu là biểu tượng cho sự trường tồn và mạnh mẽ của người Mông trên mảnh đất cao cằn cỗi.

Một nghệ nhân cao tuổi có uy tín trong làng bản sẽ chọn ngày giờ rồi tiến hành chặt cây nêu, chặt không được để nêu chạm đất mà phải hạ cây nêu từ từ xuống và phân công người thay nhau khênh, vác ra sân vận động để dựng và trang trí thật đẹp mắt.

vnp_Cay neu.jpg
Cây nêu trong Lễ hội Gầu Tào ở Trạm Tấu, Yên Bái. (Nguồn: Vietnam+)

Sau khi dựng và trang trí cây nêu, nghi lễ cúng sẽ được tiến hành. Chủ tế tại Lễ hội Gầu Tào là một nghệ nhân được lựa chọn với bài cúng nhằm tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối đã cho đồng bào một năm có nhiều điều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho đồng bào.

Sau khi lễ cúng xong, hai thanh niên người Mông cắt tiết gà, rồi dùng giấy cúng chấm vào tiết gà, hóa vàng để thần linh nhận được lễ vật gồm con gà trống, hương, giấy tượng trưng cho vàng, bạc...

Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể theo truyền thống như: kéo co, ném pao, đánh quay, thi giã bánh giầy…

vnp_le hoi gau tao.jpg
Trò chơi dân gian trong Lễ hội Gầu Tào ở Yên Bái. (Nguồn: Vietnam+)

Kết thúc lễ hội là nghi lễ tạ và hạ cây nêu trên cánh đồng, khe suối. Khi cây nêu được hạ xuống hướng về phía mặt trời lặn, đi ra sông suối, biển cả với quan niệm ngăn chặn những điều không may mắn, không tốt với người dân, giúp cho năm mới mưa thuận, gió hòa, sản xuất phát triển, nhân dân có nhiều sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Gầu Tào mang đậm nét đẹp văn hóa đầu Xuân vùng Tây Bắc, là không gian độc đáo để du khách mọi miền đến trải nghiệm về văn hóa Tết của đồng bào Mông./.

Trong số các Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia mới được bổ sung, có các lễ hội truyền thống như Lễ hội giã cốm của người Tày, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang), Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), Lễ hội Đền Tiên La (xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, Bắc Giang), Lễ hội Gầu tào của người Mông (các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Yên Bái).

Ở loại hình Nghề thủ công truyền thống, có Nghề làm nhang (tỉnh Tây Ninh), Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer (xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, Trà Vinh), Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi), Nghề dệt thổ cẩm của người Mường (các xã Kim Thượng, Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Phú Thọ), nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).

Ở loại hình Tri thức dân gian, có Phở Hà Nội, Phở Nam Định, Mỳ Quảng (Quảng Nam), Tri thức may, mặc áo dài Huế (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế), Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi).

Ở loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, có Lễ Xên đông (Cúng rừng) của người Thái (thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) và Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng (huyện Quỳnh Nhai, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).

Ở loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, có Ru ún (hát ru) của người Mường (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa).

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người tập trung tại Nhà thờ St. Mary tận hưởng không khí lễ hội Giáng sinh với các tiết mục ánh sáng và những câu chuyện cổ tích. (Ảnh: Lê Đạt/TTXVN)

Rộn ràng không khí đón Giáng sinh 2024 ở Australia

Chiều Giáng sinh 2024, người dân thành phố Sydney nhộn nhịp tập trung tại các khu phố, trung tâm thương mại, nhà thờ lớn để tận hưởng một bầu không khí Giáng sinh ấm áp, đầy sắc màu và âm nhạc.

Brussels sôi động mùa lễ hội cuối năm

Brussels sôi động mùa lễ hội cuối năm

Thủ đô Brussels (Bỉ) mỗi dịp cuối năm lại trở nên lung linh huyền ảo hơn bao giờ hết với hàng ngàn ánh đèn lấp lánh trên khắp các con phố và nhiều hoạt động sôi động, tạo nên một mùa lễ hội đáng nhớ.

Gian hàng món ngon Sài Thành giới thiệu phong phú món ăn. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khai mạc Lễ hội ẩm thực đường phố Sài Gòn 2024

Lễ hội lấy cảm hứng từ tinh hoa ẩm thực Việt với 5 hương vị nguyên bản, gồm vị của “tuổi thơ” hồn nhiên, “thanh xuân” tươi mới, “vấp ngã” đầy thử thách, “trưởng thành” chín chắn và “đời” sâu lắng.

Không khí Giáng sinh tràn ngập khắp nơi

Không khí Giáng sinh tràn ngập khắp nơi

Mỗi mùa Giáng sinh về, Hong Kong lại khoác lên mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của những ánh đèn rực rỡ và không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi.