[Podcast] Phong tục cúng ông Công ông Táo độc đáo của người Việt

Thời điểm thích hợp nhất để làm lễ cúng ông Táo là vào tối 22 hoặc sáng mùng 23 tháng Chạp, dù bận công việc gì, bạn cũng nên cố gắng hoàn thành trước 12 giờ ngày 23 để các Táo còn kịp lên đường.
Người Việt thả cá chép để tiễn đưa ông Táo về trời, cầu mong năm mới bình an, thuận lợi. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Người Việt thả cá chép để tiễn đưa ông Táo về trời, cầu mong năm mới bình an, thuận lợi. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam.

Người xưa quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.  

23 tháng Chạp là lúc ông Táo bắt đầu khởi hành cưỡi cá chép để bay về trời. Vì vậy thời điểm thích hợp nhất để làm lễ tiễn đưa là vào tối 22 hoặc sáng mùng 23 tháng Chạp. Dù bận công việc gì, bạn cũng nên cố gắng hoàn thành trước 12 giờ ngày 23 để các Táo còn kịp lên đường.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp, lau rửa lại ban thờ, rút tỉa chân hương bát nhang để đảm bảo không gian thờ cúng thanh tịnh, sạch sẽ nhất cho ông Công, ông Táo trở về vào đêm 30.

Kính mời quý vị cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo, nghi lễ cúng và những thông tin thú vị về phong tục đẹp này của người Việt chúng ta.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục