Sau 4 năm thực hiện, dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được tổ chức Đông Tây Hội ngộ triển khai theo phương thức hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra đã giúp hơn 20.000 hộ dân ở miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long được sử dụng nước sạch.
Tại hội thảo về hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra, bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Quốc gia của tổ chức Đông Tây Hội ngộ, một tổ chức tiên phong nhận thầu của Ngân hàng Thế giới theo phương thức OBA - cho rằng đây là một cách làm rất hiệu quả, không bị lãng phí như các phương thức trước đây là giải ngân trước hoặc triển khai đến đâu thì được giải ngân đến đó.
“Với phương thức này, bên tài trợ sẽ chỉ chi trả tiền cho bên thực hiện dự án khi họ nghiệm thu kết quả đạt yêu cầu,” bà Châu nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Đào Xuân Học, hình thức OBA đã huy động được vốn của doanh nghiệp, người dân đầu tư vào chương trình nước sạch nông thôn. Đại bộ phận người dân nghèo cũng có cơ hội tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh với kinh phí đóng góp ít.
Bên cạnh đó, mô hình OBA đã xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp khi vừa là chủ đầu tư, vừa là chủ sở hữu nên sẽ đảm bảo chất lượng các công trình lâu dài.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng thế giới cho rằng việc hỗ trợ tài chính dựa vào kết quả đầu ra để thực hiện các dự án tại Việt Nam nhằm cải thiện cuộc sống của những hộ nghèo một cách bền vững là một cách tiếp cận mới ở Việt Nam và WB cũng ủng hộ cách thức này.
Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Luân, Phó giám đốc các chương trình dự án về nước và vệ sinh môi trường tại Việt Nam, để mọi người được tiếp cận với nước sạch đồng bộ là điều không dễ. Hiện nay, tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước hợp vệ sinh cũng không đồng đều giữa các vùng miền./.
Tại hội thảo về hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra, bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Quốc gia của tổ chức Đông Tây Hội ngộ, một tổ chức tiên phong nhận thầu của Ngân hàng Thế giới theo phương thức OBA - cho rằng đây là một cách làm rất hiệu quả, không bị lãng phí như các phương thức trước đây là giải ngân trước hoặc triển khai đến đâu thì được giải ngân đến đó.
“Với phương thức này, bên tài trợ sẽ chỉ chi trả tiền cho bên thực hiện dự án khi họ nghiệm thu kết quả đạt yêu cầu,” bà Châu nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Đào Xuân Học, hình thức OBA đã huy động được vốn của doanh nghiệp, người dân đầu tư vào chương trình nước sạch nông thôn. Đại bộ phận người dân nghèo cũng có cơ hội tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh với kinh phí đóng góp ít.
Bên cạnh đó, mô hình OBA đã xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp khi vừa là chủ đầu tư, vừa là chủ sở hữu nên sẽ đảm bảo chất lượng các công trình lâu dài.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng thế giới cho rằng việc hỗ trợ tài chính dựa vào kết quả đầu ra để thực hiện các dự án tại Việt Nam nhằm cải thiện cuộc sống của những hộ nghèo một cách bền vững là một cách tiếp cận mới ở Việt Nam và WB cũng ủng hộ cách thức này.
Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Luân, Phó giám đốc các chương trình dự án về nước và vệ sinh môi trường tại Việt Nam, để mọi người được tiếp cận với nước sạch đồng bộ là điều không dễ. Hiện nay, tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước hợp vệ sinh cũng không đồng đều giữa các vùng miền./.
Ngọc Dung (TTXVN/Vietnam+)