Phương pháp “Dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục” cho học sinh dân tộc thiểu số của giáo sư-tiến sỹ Hồ Ngọc Đại đã được huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thí điểm tại 2 trường Tiểu học Bộc Bố và Xuân La trong năm học 2011-2012, bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng mừng.
Thầy Lê Anh Tuấn, Hiệu phó Trường tiểu học Bộc Bố, cho biết sau một thời gian triển khai, phương pháp dạy học học mới này cho thấy học sinh tiếp thu ngữ âm tiếng Việt nhanh hơn, phát âm chuẩn hơn, đọc-viết chính tả cũng chắc hơn; chất lượng đọc, viết tiếng Việt được nâng cao hơn so với trước khi áp dụng phương pháp này.
Với phương pháp mới, các giáo viên khi lên lớp không phải soạn giáo án cho bài giảng, mà chỉ ghi nhật ký từng ngày dựa theo hướng dẫn sẵn có của công nghệ.
Với những em học sinh lớp 1 là dân tộc thiểu số phần lớn chưa nói sõi tiếng Kinh thì việc được học ngữ âm ngay từ đầu, biết cách phân tích ngữ âm đã giúp cho các em nhanh chóng hiểu được bài giảng, đọc thông viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả; đồng thời, những bài giảng sinh động, dễ nghe dễ hiểu giúp các em ghi nhớ bài hơn, không còn hiện tượng tái mù chữ như trước.
Cô giáo Chu Thị Thi, giáo viên trường Tiểu học Bộc Bố, cho biết phương pháp dạy học này giúp giáo viên nắm vững phương pháp và dạy học theo hướng tích cực, hình thành ở học sinh kỹ năng tự học. Tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, dễ thực hiện. Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu , thiết kế bài dạy và quy trình dạy các mẫu.
Đối với học sinh lớp 1, phương pháp dạy học này giúp các em nhận diện tiếng trước rồi mới đến phân tích phụ âm và vần, ngược lại các phương pháp dạy học trước đây. Trong quá trình học các em được sử dụng các hoạt động phụ trợ như vỗ tay để phân tích tiếng, qua đó tạo được sự hứng khởi, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn.
Mặt khác, học Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục học sinh là hình thức học mà chơi, chơi mà học, các em cảm thấy tự tin , mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động học tập.
Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt, qua thời gian nghỉ hè không quên chữ . Học sinh có thể nắm chắc được luật chính tả và có kỹ năng nghe để viết chính tả tốt.
Một điểm khác với phương pháp dạy học trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục, các giáo viên không phải cầm tay giúp học sinh tập viết, mà mỗi học sinh sẽ tự tư duy bài giảng. Quy trình giảng dạy của các giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả.
Trao đổi về khả năng tiếp thu của các em, thầy giáo Lê Anh Tuấn cho biết khó khăn nhất là việc hầu hết học sinh dân tộc thiểu số vẫn chưa thông thuộc tiếng phổ thông, cộng thêm sự nhút nhát nên sẽ khó tiếp thu bài giảng. Đây là những rào cản lớn nhất cho phương pháp dạy học này. Do đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải nỗ lực không ngừng trong việc hướng dẫn, truyền đạt cho các em.
Ông Hứa Đình Chú, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Pác Nặm, nhận định những kết quả đạt được từ phương pháp này đang mở ra một bước tiến mới hứa hẹn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của ngành giáo dục huyện Pác Nặm. Đây sẽ là tiền đề giúp cho sự nghiệp giáo dục của huyện vùng cao Pác Nặm sớm theo kịp với các địa phương trong cả nước./.
Thầy Lê Anh Tuấn, Hiệu phó Trường tiểu học Bộc Bố, cho biết sau một thời gian triển khai, phương pháp dạy học học mới này cho thấy học sinh tiếp thu ngữ âm tiếng Việt nhanh hơn, phát âm chuẩn hơn, đọc-viết chính tả cũng chắc hơn; chất lượng đọc, viết tiếng Việt được nâng cao hơn so với trước khi áp dụng phương pháp này.
Với phương pháp mới, các giáo viên khi lên lớp không phải soạn giáo án cho bài giảng, mà chỉ ghi nhật ký từng ngày dựa theo hướng dẫn sẵn có của công nghệ.
Với những em học sinh lớp 1 là dân tộc thiểu số phần lớn chưa nói sõi tiếng Kinh thì việc được học ngữ âm ngay từ đầu, biết cách phân tích ngữ âm đã giúp cho các em nhanh chóng hiểu được bài giảng, đọc thông viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả; đồng thời, những bài giảng sinh động, dễ nghe dễ hiểu giúp các em ghi nhớ bài hơn, không còn hiện tượng tái mù chữ như trước.
Cô giáo Chu Thị Thi, giáo viên trường Tiểu học Bộc Bố, cho biết phương pháp dạy học này giúp giáo viên nắm vững phương pháp và dạy học theo hướng tích cực, hình thành ở học sinh kỹ năng tự học. Tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, dễ thực hiện. Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu , thiết kế bài dạy và quy trình dạy các mẫu.
Đối với học sinh lớp 1, phương pháp dạy học này giúp các em nhận diện tiếng trước rồi mới đến phân tích phụ âm và vần, ngược lại các phương pháp dạy học trước đây. Trong quá trình học các em được sử dụng các hoạt động phụ trợ như vỗ tay để phân tích tiếng, qua đó tạo được sự hứng khởi, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn.
Mặt khác, học Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục học sinh là hình thức học mà chơi, chơi mà học, các em cảm thấy tự tin , mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động học tập.
Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt, qua thời gian nghỉ hè không quên chữ . Học sinh có thể nắm chắc được luật chính tả và có kỹ năng nghe để viết chính tả tốt.
Một điểm khác với phương pháp dạy học trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục, các giáo viên không phải cầm tay giúp học sinh tập viết, mà mỗi học sinh sẽ tự tư duy bài giảng. Quy trình giảng dạy của các giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả.
Trao đổi về khả năng tiếp thu của các em, thầy giáo Lê Anh Tuấn cho biết khó khăn nhất là việc hầu hết học sinh dân tộc thiểu số vẫn chưa thông thuộc tiếng phổ thông, cộng thêm sự nhút nhát nên sẽ khó tiếp thu bài giảng. Đây là những rào cản lớn nhất cho phương pháp dạy học này. Do đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải nỗ lực không ngừng trong việc hướng dẫn, truyền đạt cho các em.
Ông Hứa Đình Chú, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Pác Nặm, nhận định những kết quả đạt được từ phương pháp này đang mở ra một bước tiến mới hứa hẹn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của ngành giáo dục huyện Pác Nặm. Đây sẽ là tiền đề giúp cho sự nghiệp giáo dục của huyện vùng cao Pác Nặm sớm theo kịp với các địa phương trong cả nước./.
Hoàng Nam (TTXVN/Vietnam+)