Ngủ ngáy là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống thường nhật. Ngủ ngáy không những ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi của người khác, mà còn có mối quan hệ với việc phát sinh các loại bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Các nhà khoa học thuộc Công ty Inspire Medical (Mỹ) vừa tìm ra phương pháp mới giúp điều trị chứng ngủ ngáy bằng cách cấy máy tạo nhịp vào vị trí cuống lưỡi của bệnh nhân.
Xét từ góc độ y học, ngáy là sự biểu hiện lâm sàng chính của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Trong khi đó một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ chính là do khả năng co của cơ họng giảm xuống, qua đó gây tắc nghẽn sự lưu thông không khí của đường hô hấp phía trên, khiến người bệnh thiếu oxy vào ban đêm và dẫn tới chứng buồn ngủ vào ban ngày.
Bệnh ngủ ngáy thường xảy ra ở những người béo phì và người già, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới.
Máy tạo nhịp được các nhà khoa học Mỹ chế tạo có chức năng tương tự như máy tạo nhịp tim. Khi được cấy ghép vào vị trí cuống lưỡi của bệnh nhân, máy tạo nhịp sẽ căn cứ vào tần suất hô hấp của bệnh nhân để kích thích bằng điện vào vị trí thần kinh dưới lưỡi, giúp cho đầu lưỡi hướng sâu về phía trước khi hô hấp, qua đó làm cho không khí được thông suốt.
Một bệnh nhân khi được cấy ghép máy tạo nhịp đã cho biết: "khi ngủ dường như tôi không cảm thấy máy tạo nhịp đang hoạt động. Máy tạo nhịp đã giúp tôi giải quyết vấn đề lớn liên quan đến ngủ ngáy"./.
Các nhà khoa học thuộc Công ty Inspire Medical (Mỹ) vừa tìm ra phương pháp mới giúp điều trị chứng ngủ ngáy bằng cách cấy máy tạo nhịp vào vị trí cuống lưỡi của bệnh nhân.
Xét từ góc độ y học, ngáy là sự biểu hiện lâm sàng chính của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Trong khi đó một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ chính là do khả năng co của cơ họng giảm xuống, qua đó gây tắc nghẽn sự lưu thông không khí của đường hô hấp phía trên, khiến người bệnh thiếu oxy vào ban đêm và dẫn tới chứng buồn ngủ vào ban ngày.
Bệnh ngủ ngáy thường xảy ra ở những người béo phì và người già, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới.
Máy tạo nhịp được các nhà khoa học Mỹ chế tạo có chức năng tương tự như máy tạo nhịp tim. Khi được cấy ghép vào vị trí cuống lưỡi của bệnh nhân, máy tạo nhịp sẽ căn cứ vào tần suất hô hấp của bệnh nhân để kích thích bằng điện vào vị trí thần kinh dưới lưỡi, giúp cho đầu lưỡi hướng sâu về phía trước khi hô hấp, qua đó làm cho không khí được thông suốt.
Một bệnh nhân khi được cấy ghép máy tạo nhịp đã cho biết: "khi ngủ dường như tôi không cảm thấy máy tạo nhịp đang hoạt động. Máy tạo nhịp đã giúp tôi giải quyết vấn đề lớn liên quan đến ngủ ngáy"./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)