Để tăng năng suất cho diện tích càphê ở vào giai đoạn già cỗi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đã đưa vào ứng dụng mô hình ghép chồi làm trẻ lại vườn càphê và chỉ sau 1 năm cây bắt đầu cho trái trở lại.
Tỉnh Đồng Nai có gần 18.000ha cây càphê, trong đó huyện Cẩm Mỹ là một trong những địa phương trồng càphê lớn nhất của tỉnh với diện tích trên 6.000 hécta.
Tuy nhiên, do phần lớn diện tích càphê đã già cỗi, thoái hóa nên năng suất và sản lượng không cao, thiếu tính ổn định.
Ông Trần Việt Cường, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cẩm Mỹ cho biết, ý tưởng thay thế các vườn càphê được trồng bằng giống cũ, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế thấp bằng giống càphê mới có năng suất và sản lượng cao hơn đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trương từ năm 2008 và được địa phương ủng hộ.
Theo ông Cường, gần một nửa diện tích càphê của huyện được trồng từ lâu, nay đã già cỗi, thoái hóa và kém chất lượng. Nếu phá bỏ để trồng mới thì mất gần 6 năm, mà khá tốn kém. Trong khi đó, khi thực hiện theo phương pháp ghép cải tạo chỉ mất gần 2 năm cây đã bắt đầu ra trái cho thu hoạch.
Ông Đinh Viết Hãn (ấp 10, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ), người đầu tiên áp dụng phương pháp ghép cải tạo cho vườn càphê của gia đình, cho biết với diện tích ghép thử nghiệm ban đầu trên 3 sào, mỗi sào khoảng 300 cây được trồng ghép bằng các giống TR4, TR9, sau gần 2 năm cây càphê đã cho thu hoạch trái bói.
So với giống càphê thông thường, ưu điểm của phương pháp ghép cải tạo dễ nhận thấy nhất là cây phát triển rất nhanh, tay càphê dài, nhiều trái, kích cỡ hạt lớn, năng suất cao hơn. Đến nay sau 3 năm ghép cải tạo, năng suất ước đạt 1-1,5 kg hạt khô/cây. Hiện toàn bộ diện tích 3 ha của gia đình ông đã được cải tạo chuyển đổi.
Theo ông Hãn, chi phí đầu tư theo phương pháp ghép cải tạo thấp hơn rất nhiều so với đầu tư cho cây càphê truyền thống, chủ yếu sử dụng phân đạm và phân NPK, vừa rút ngắn được thời gian chăm sóc, cây sớm cho thu hoạch hơn so với trồng cây mới.
Anh Nguyễn Đức Thơm, Chủ tịch hội nông dân xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ) cho biết, tổng diện tích càphê của xã khoảng 1.200ha và đa số là giống cũ, năng suất bình quân chỉ đạt 1,7-2 tấn/ha. Hiện nay mới chỉ có khoảng trên 100ha chuyển sang trồng ghép giống mới.
Theo anh Thơm, qua khảo sát thực tế, năng suất giống càphê TR4 được trồng ở Lâm Đồng đạt gần 6 tấn/ha. Nếu tính toán, giống TR4 được trồng ở vùng đất Xuân Tây ước năng suất cũng đạt khoảng 4,5-5 tấn/ha. Năng suất này cao hơn rất nhiều so với giống càphê già cỗi đang được trồng ở địa phương./.
Tỉnh Đồng Nai có gần 18.000ha cây càphê, trong đó huyện Cẩm Mỹ là một trong những địa phương trồng càphê lớn nhất của tỉnh với diện tích trên 6.000 hécta.
Tuy nhiên, do phần lớn diện tích càphê đã già cỗi, thoái hóa nên năng suất và sản lượng không cao, thiếu tính ổn định.
Ông Trần Việt Cường, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cẩm Mỹ cho biết, ý tưởng thay thế các vườn càphê được trồng bằng giống cũ, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế thấp bằng giống càphê mới có năng suất và sản lượng cao hơn đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trương từ năm 2008 và được địa phương ủng hộ.
Theo ông Cường, gần một nửa diện tích càphê của huyện được trồng từ lâu, nay đã già cỗi, thoái hóa và kém chất lượng. Nếu phá bỏ để trồng mới thì mất gần 6 năm, mà khá tốn kém. Trong khi đó, khi thực hiện theo phương pháp ghép cải tạo chỉ mất gần 2 năm cây đã bắt đầu ra trái cho thu hoạch.
Ông Đinh Viết Hãn (ấp 10, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ), người đầu tiên áp dụng phương pháp ghép cải tạo cho vườn càphê của gia đình, cho biết với diện tích ghép thử nghiệm ban đầu trên 3 sào, mỗi sào khoảng 300 cây được trồng ghép bằng các giống TR4, TR9, sau gần 2 năm cây càphê đã cho thu hoạch trái bói.
So với giống càphê thông thường, ưu điểm của phương pháp ghép cải tạo dễ nhận thấy nhất là cây phát triển rất nhanh, tay càphê dài, nhiều trái, kích cỡ hạt lớn, năng suất cao hơn. Đến nay sau 3 năm ghép cải tạo, năng suất ước đạt 1-1,5 kg hạt khô/cây. Hiện toàn bộ diện tích 3 ha của gia đình ông đã được cải tạo chuyển đổi.
Theo ông Hãn, chi phí đầu tư theo phương pháp ghép cải tạo thấp hơn rất nhiều so với đầu tư cho cây càphê truyền thống, chủ yếu sử dụng phân đạm và phân NPK, vừa rút ngắn được thời gian chăm sóc, cây sớm cho thu hoạch hơn so với trồng cây mới.
Anh Nguyễn Đức Thơm, Chủ tịch hội nông dân xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ) cho biết, tổng diện tích càphê của xã khoảng 1.200ha và đa số là giống cũ, năng suất bình quân chỉ đạt 1,7-2 tấn/ha. Hiện nay mới chỉ có khoảng trên 100ha chuyển sang trồng ghép giống mới.
Theo anh Thơm, qua khảo sát thực tế, năng suất giống càphê TR4 được trồng ở Lâm Đồng đạt gần 6 tấn/ha. Nếu tính toán, giống TR4 được trồng ở vùng đất Xuân Tây ước năng suất cũng đạt khoảng 4,5-5 tấn/ha. Năng suất này cao hơn rất nhiều so với giống càphê già cỗi đang được trồng ở địa phương./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)