Phương án tài chính Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án tài chính Dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhằm bảo đảm tiết kiệm, khả thi về phương án tài chính.
Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án tài chính Dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải căn cứ vào sự cần thiết để xem xét quyết định đầu tư hạng mục sửa chữa Quốc lộ 5 và hầm chui nút giao đường Vành đai III-thành phố Hà Nội, bảo đảm tiết kiệm, khả thi về phương án tài chính và an toàn cho các phương tiện lưu thông, phát huy hiệu quả của Dự án.

[Lùi thời gian tăng phí đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng]

Đồng thời, chỉ đạo Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam rà soát, cập nhật phương án tài chính làm cơ sở điều chỉnh Hợp đồng Dự án và Giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy định.

Trình tự, thủ tục triển khai hai hạng mục trên phải tuân thủ các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng và các quy định pháp luật liên quan.

Dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT và áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm tại Quyết định 1621 năm 2007. Chủ đầu tư của Dự án là VIDIFI.

Tổng chiều dài tuyến đường 105,5km, đi qua thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, thành phố Hải Dương và Hải Phòng.

Đường ôtô cao tốc loại A gồm 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Diện tích sử dụng đất cho tuyến đường cao tốc này vào khoảng 1.400ha.

Tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đã đi vào vận hành, khai thác được hơn một năm, lưu lượng xe tham gia trên tuyến bình quân 30.000 đến 40.000 lượt xe/ngày, đêm, chiếm 60% tổng lưu lượng trên tuyến đường bộ Hà Nội-Hải Phòng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục