Với hơn 400 năm hình thành và phát triển cùng hơn 20 đời cha truyền con nối, làng đúc đồng Phước Kiều nằm ven quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là điểm dừng chân thú vị của du khách trên chặng hành trình du lịch từ đô thị cổ Hội An đến thánh địa Mỹ Sơn.
Các cửa hàng bày bán sản phẩm của làng nghề như cồng, chiêng, chuông, tượng… với gam màu trầm chủ đạo, bày dọc suốt hai bên đường cho ta cảm giác như lạc vào thế giới của đồ thờ cúng, đồ trang trí nội thất.
Khôi phục vốn cổ....
Theo lời các nghệ nhân cao tuổi, làng đồng Phước Kiều có nguồn gốc từ thời Nguyễn và Dương Không Lộ (quê ở tỉnh Lạng Sơn) chính là ông tổ của làng nghề này. Không Lộ theo chân bà con Nam tiến từ thời Nguyễn, ông quyết định dừng chân tại phủ Điện Bàn, khai khẩn đất hoang và gây dựng nghề đúc đồng. Nhiều thế hệ con cháu dòng họ Dương sau đó cũng di cư vào đây lập nghiệp.
Cho đến nay, nghề đúc đồng ở làng Phước Kiều đã tồn tại hơn 400 năm. Lão nghệ nhân Dương Nhi năm nay đã ngoài 80 được coi là “truyền nhân” của làng nghề và là đời thứ 24. Theo ông Nhi, từ xưa "hồn vía "của làng đã vang bóng trong các không gian lễ hội và công trình kiến trúc.
Sau một thời gian tưởng chừng đứng trước nguy cơ mai một vào những năm trước thập niên 90 do không tìm được đầu ra cho các sản phẩm, làng đồng Phước Kiều những năm gần đây đang trên đà phục hồi. Hiện 18 cơ sở sản xuất liên tục đỏ lửa và một hợp tác xã với hàng trăm lao động thường xuyên có việc làm.
“Gia đình tôi bốn đời làm nghề đúc đồng. Những năm gần đây người lao động địa phương có việc làm thường xuyên hơn trước. Hiện có ba công ty, vài chục hộ tư nhân và vệ tinh của các công ty đó đang duy trì hoạt động cho làng nghề. Vấn đề chính để có việc làm ổn định là phải đầu tư trí tuệ liên tục để sản xuất ra nhiều sản phẩm, thay đổi liên tục mẫu mã theo thời điểm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Hàng của chúng tôi làm ra tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và các khu du lịch,” ông Dương Ngọc Thắng, chủ một cơ sở sản xuất có tiếng của làng đồng Phước Kiều cho biết.
Thị hiếu của người tiêu dùng giờ đã thay đổi nhiều. Trước, làng nghề chỉ đúc những sản phẩm truyền thống như chiêng, chuộng, lạ nhưng giờ còn làm cả trang trí nội thất cho các khu du lịch, biệt thự hay khí nhạc theo yêu cầu. “Sản phẩm làm ra vì thế mà đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhưng đơn đặt hàng lại rất nhiều, công nhân nhiều khi làm không hết việc,” ông Thắng phấn khởi.
Nghề đúc đồng phát triển cũng đã đem lại một diện mạo mới, sức sống mới cho làng quê và giữ chân được lớp trẻ say sưa nối nghiệp tổ. Như Dương Ngọc Tinh, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề đúc nói rằng: “Em làm ở xưởng công tính theo ngày, được 100 ngàn mỗi ngày. Ngày nhỏ nhìn ba và các bác làm thấy thích thì làm luôn rồi say miết. Bây giờ thấy công việc cũng tạm ổn, làm không hết việc.”
... để phát triển du lịch
Nổi tiếng là “một điểm đến hai di sản,” đất Quảng Nam còn là vùng đất của nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có Phước Kiều là một điển hình. Bởi vậy, trong dự án phát triển du lịch làng nghề của tỉnh nhà, Quảng Nam cũng đã xác định Phước Kiều là một tâm điểm thu hút du khách.
Theo đó, trong lễ hội về “hành trình di sản” có một số mặt hàng được trưng bày ở Festival Huế, hay như tháng 10/2006 làng đồng Phước Kiều được Tổng cục Du lịch chọn là điểm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham gia hội nghị APEC 2006…
Không dừng lại ở đó, Phòng Công nghệ, Thương mại, Du lịch huyện Điện Bàn cũng đang triển khai một dự án nhằm khai thác tuyến du lịch đường sông qua làng nghề Phước Kiều để du khách có thể trực tiếp chứng kiến và tham gia vào hoạt động đúc đồng thủ công với các nghệ nhân. Các sản phẩm lưu niệm đặc sắc cũng là điểm thu hút khách.
Tuy nhiên, các nghệ nhân tâm huyết như anh Thắng, anh Tinh tâm sự vẫn còn nhiều trăn trở lắm vì việc xây dựng và bảo chứng thương hiệu cho làng đồng còn khó khăn, các cơ sở đúc đồng phần lớn phải tự chủ nguồn vốn trong khi giá nguyên liệu đầu vào cao ngất ngưởng. Đào tạo nguồn nhân lực thực sự tinh xảo và đủ trình độ để nắm bắt, kết nối công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại cũng là một trong những hạn chế của lao động làng nghề…
Đặc biệt, các ban ngành chức năng tỉnh Quảng Nam muốn dự án phát triển du lịch làng đồng này thành công chắc chắn cần quan tâm cải tạo môi trường để tạo không gian lành mạnh cho du khách tham quan, thưởng ngoạn./.
Các cửa hàng bày bán sản phẩm của làng nghề như cồng, chiêng, chuông, tượng… với gam màu trầm chủ đạo, bày dọc suốt hai bên đường cho ta cảm giác như lạc vào thế giới của đồ thờ cúng, đồ trang trí nội thất.
Khôi phục vốn cổ....
Theo lời các nghệ nhân cao tuổi, làng đồng Phước Kiều có nguồn gốc từ thời Nguyễn và Dương Không Lộ (quê ở tỉnh Lạng Sơn) chính là ông tổ của làng nghề này. Không Lộ theo chân bà con Nam tiến từ thời Nguyễn, ông quyết định dừng chân tại phủ Điện Bàn, khai khẩn đất hoang và gây dựng nghề đúc đồng. Nhiều thế hệ con cháu dòng họ Dương sau đó cũng di cư vào đây lập nghiệp.
Cho đến nay, nghề đúc đồng ở làng Phước Kiều đã tồn tại hơn 400 năm. Lão nghệ nhân Dương Nhi năm nay đã ngoài 80 được coi là “truyền nhân” của làng nghề và là đời thứ 24. Theo ông Nhi, từ xưa "hồn vía "của làng đã vang bóng trong các không gian lễ hội và công trình kiến trúc.
Sau một thời gian tưởng chừng đứng trước nguy cơ mai một vào những năm trước thập niên 90 do không tìm được đầu ra cho các sản phẩm, làng đồng Phước Kiều những năm gần đây đang trên đà phục hồi. Hiện 18 cơ sở sản xuất liên tục đỏ lửa và một hợp tác xã với hàng trăm lao động thường xuyên có việc làm.
“Gia đình tôi bốn đời làm nghề đúc đồng. Những năm gần đây người lao động địa phương có việc làm thường xuyên hơn trước. Hiện có ba công ty, vài chục hộ tư nhân và vệ tinh của các công ty đó đang duy trì hoạt động cho làng nghề. Vấn đề chính để có việc làm ổn định là phải đầu tư trí tuệ liên tục để sản xuất ra nhiều sản phẩm, thay đổi liên tục mẫu mã theo thời điểm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Hàng của chúng tôi làm ra tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và các khu du lịch,” ông Dương Ngọc Thắng, chủ một cơ sở sản xuất có tiếng của làng đồng Phước Kiều cho biết.
Thị hiếu của người tiêu dùng giờ đã thay đổi nhiều. Trước, làng nghề chỉ đúc những sản phẩm truyền thống như chiêng, chuộng, lạ nhưng giờ còn làm cả trang trí nội thất cho các khu du lịch, biệt thự hay khí nhạc theo yêu cầu. “Sản phẩm làm ra vì thế mà đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhưng đơn đặt hàng lại rất nhiều, công nhân nhiều khi làm không hết việc,” ông Thắng phấn khởi.
Nghề đúc đồng phát triển cũng đã đem lại một diện mạo mới, sức sống mới cho làng quê và giữ chân được lớp trẻ say sưa nối nghiệp tổ. Như Dương Ngọc Tinh, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề đúc nói rằng: “Em làm ở xưởng công tính theo ngày, được 100 ngàn mỗi ngày. Ngày nhỏ nhìn ba và các bác làm thấy thích thì làm luôn rồi say miết. Bây giờ thấy công việc cũng tạm ổn, làm không hết việc.”
... để phát triển du lịch
Nổi tiếng là “một điểm đến hai di sản,” đất Quảng Nam còn là vùng đất của nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có Phước Kiều là một điển hình. Bởi vậy, trong dự án phát triển du lịch làng nghề của tỉnh nhà, Quảng Nam cũng đã xác định Phước Kiều là một tâm điểm thu hút du khách.
Theo đó, trong lễ hội về “hành trình di sản” có một số mặt hàng được trưng bày ở Festival Huế, hay như tháng 10/2006 làng đồng Phước Kiều được Tổng cục Du lịch chọn là điểm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham gia hội nghị APEC 2006…
Không dừng lại ở đó, Phòng Công nghệ, Thương mại, Du lịch huyện Điện Bàn cũng đang triển khai một dự án nhằm khai thác tuyến du lịch đường sông qua làng nghề Phước Kiều để du khách có thể trực tiếp chứng kiến và tham gia vào hoạt động đúc đồng thủ công với các nghệ nhân. Các sản phẩm lưu niệm đặc sắc cũng là điểm thu hút khách.
Tuy nhiên, các nghệ nhân tâm huyết như anh Thắng, anh Tinh tâm sự vẫn còn nhiều trăn trở lắm vì việc xây dựng và bảo chứng thương hiệu cho làng đồng còn khó khăn, các cơ sở đúc đồng phần lớn phải tự chủ nguồn vốn trong khi giá nguyên liệu đầu vào cao ngất ngưởng. Đào tạo nguồn nhân lực thực sự tinh xảo và đủ trình độ để nắm bắt, kết nối công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại cũng là một trong những hạn chế của lao động làng nghề…
Đặc biệt, các ban ngành chức năng tỉnh Quảng Nam muốn dự án phát triển du lịch làng đồng này thành công chắc chắn cần quan tâm cải tạo môi trường để tạo không gian lành mạnh cho du khách tham quan, thưởng ngoạn./.
ChiLê (Vietnam+)