Hò Đồng Tháp là loại hình văn hóa phi vật thể, xuất hiện đầu thế kỷ XIX, phát triển cực thịnh, trở thành điệu hò nổi tiếng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long vào nửa đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1954 do môi trường diễn xướng, xã hội biến đổi lớn, điệu họ Đồng Tháp dần đi vào quên lãng.
Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian - nhạc sỹ Cao Văn Lý (nguyên Trưởng Khoa Âm nhạc dân tộc - Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), hò Đồng Tháp là điệu hò hay, mang tính dân gian cao, chỉ riêng Đồng Tháp mới có, nó có sức lôi cuốn, hấp dẫn mọi người một cách kỳ lạ với những âm điệu trầm, bổng, cao vút và giờ đây được nhạc sỹ Cao Văn Lý sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi điệu hò Đồng Tháp.
Tiếng hò Đồng Tháp vang xa như kéo cả không gian bao la xích lại gần, những người chiến sỹ anh dũng Đồng Tháp năm xưa, những anh hùng đã từng lập nên những chiến công vang dội, từng nhấn chìm tàu chiến của địch trên sông Sở Thượng, từng làm cho kẻ địch thất kinh hồn vía ở Vĩnh Lộc, Ngã Sáu, Đình Trung… những trận đánh “xáp lá cà” một chọi bốn, chọi năm để phá vòng vây làm nên chiến thắng. Thế mà chỉ nghe một giọng hò dịu ngọt quê hương của nghệ sỹ Kim Nhụy đã làm cho trái tim của những người lính phải thổn thức và họ đã bật khóc khi tiếng hò vừa dứt.
Hò Đồng Tháp là một loại hò trên đồng nước, âm điệu của hò Đồng Tháp thể hiện rỏ tâm tư tình cảm của con người, nhất là vào các mùa trăng nước mênh mông thơ mộng. Đây là một âm điệu đặc biệt được hò ở tốc độ chậm, buông lơi, nhịp điệu lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm, lúc bổng, có lúc thì thật thấp, có lúc thì thật cao chót vót.
Có nghệ nhân tâm sự: "Nếu xưa kia người nào mời hò thì ngay lập tức được đáp lại với câu hò:
Câu hò tôi đựng một nia
Chị em nào thích tôi chia cho hò…
Còn ngày nay nhiều nghệ nhân tuổi cao sức yếu, không thể hò được nữa mà chỉ còn có câu :
Câu hò tôi đựng một khạp da bò,
Tôi quên đậy nắp nó bò hết trơn.
Hò Đồng Tháp được chuyển thơ thành lời để đưa hơi, lấy đà, ngất nhịp, ngân, thường chen vào từ ơ.
… Dù cho đá nổi mây ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ… chìm
Dố ai ngăn được cánh chim về đàn
Hay Rượu lưu ly chân quỳ tay rót ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ
Cha mẹ uống ơ..ơ… rồi
Em dời gót theo anh ơ hò…ơ…"
Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản hò Đồng Tháp, từ năm 2011, Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Tháp đã thành lập đoàn sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi điệu hò Đồng Tháp. Các thành viên trong đoàn gồm cán bộ Trung tâm và các nhà nghiên cứu âm nhạc đến từ Thành phố Hồ Chí Minh do nhạc sỹ Cao Văn Lý làm trưởng đoàn.
Nhiệm vụ của đoàn là đến nhiều điểm của 12 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh để gặp gỡ, trao đổi với những nghệ nhân cao tuổi về những câu hò, xác định những nghệ nhân hò đúng điệu hò Đồng Tháp...
Sau khi tập huấn, hò và sáng tác lời mới hò Đồng Tháp cho gần 100 học viên là nghệ nhân hát dân ca - đờn ca tài tử, cán bộ làm văn hóa ở cơ sở... ở 12 huyện, thị, thành trong tỉnh, đầu tháng 9/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Liên hoan Hò Đồng Tháp và hát dân ca tỉnh Đồng Tháp năm 2012.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau khi kết thúc từng đợt tập huấn, nhiều học viên đã về địa phương, đơn vị công tác hướng dẫn lại cách thức hò và sáng tác lời mới hò Đồng Tháp cho những người yêu thích điệu hò.
Với kết quả đạt được trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi điệu hò Đồng Tháp, nhạc sỹ Cao Văn Lý phấn khởi nói: “Liên hoan Hò Đồng Tháp và hát dân ca tỉnh Đồng Tháp là một dấu son đáng nhớ. Chúng ta có thể tự hào báo với các bậc tiền nhân rằng, điệu hò Đồng Tháp đã được khôi phục lại trong phạm vi toàn tỉnh. Điệu hò Đồng Tháp từ đây về sau mãi mãi là niềm tự hào của người dân Đồng Tháp.”
Hai năm cất công sưu tầm, nghiên cứu và tập huấn, điệu hò Đồng Tháp đã được phục hồi, qua đây cũng phát hiện được nhiều người có giọng hò tốt như Bích Phượng, Hương Sen, Thanh Thủy, Thúy Nga, Ngọc Thơm, Cẩm Nhung...
Tuy nhiên, để điệu hò mãi được phát huy, theo nhạc sỹ Cao Văn Lý, hò Đồng Tháp còn rất nhiều yếu tố nghệ thuật chưa được khai thác, về sau cần tiếp tục bồi dưỡng, động viên thế hệ trẻ tiếp thu và sáng tạo trong quá trình hò và sáng tác các bài hò Đồng Tháp để phù hợp với nhịp sống của thời đại.
Tiếp tục phát huy điệu hò Đồng Tháp, ông Lê Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Đồng Tháp có vốn rất quí là hò Đồng Tháp, vì vậy ngành Văn hóa có ý thức bảo tồn giá trị này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trương mở lớp đào tạo, tổ chức liên hoan.
Sắp tới, ngành sẽ đưa hò Đồng Tháp vào tụ điểm du lịch để khách du lịch tham quan hiểu hơn tập quán của địa phương, qua đó di sản văn hóa hò Đồng Tháp tiếp tục được phát huy”./.
Từ năm 1954 do môi trường diễn xướng, xã hội biến đổi lớn, điệu họ Đồng Tháp dần đi vào quên lãng.
Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian - nhạc sỹ Cao Văn Lý (nguyên Trưởng Khoa Âm nhạc dân tộc - Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), hò Đồng Tháp là điệu hò hay, mang tính dân gian cao, chỉ riêng Đồng Tháp mới có, nó có sức lôi cuốn, hấp dẫn mọi người một cách kỳ lạ với những âm điệu trầm, bổng, cao vút và giờ đây được nhạc sỹ Cao Văn Lý sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi điệu hò Đồng Tháp.
Tiếng hò Đồng Tháp vang xa như kéo cả không gian bao la xích lại gần, những người chiến sỹ anh dũng Đồng Tháp năm xưa, những anh hùng đã từng lập nên những chiến công vang dội, từng nhấn chìm tàu chiến của địch trên sông Sở Thượng, từng làm cho kẻ địch thất kinh hồn vía ở Vĩnh Lộc, Ngã Sáu, Đình Trung… những trận đánh “xáp lá cà” một chọi bốn, chọi năm để phá vòng vây làm nên chiến thắng. Thế mà chỉ nghe một giọng hò dịu ngọt quê hương của nghệ sỹ Kim Nhụy đã làm cho trái tim của những người lính phải thổn thức và họ đã bật khóc khi tiếng hò vừa dứt.
Hò Đồng Tháp là một loại hò trên đồng nước, âm điệu của hò Đồng Tháp thể hiện rỏ tâm tư tình cảm của con người, nhất là vào các mùa trăng nước mênh mông thơ mộng. Đây là một âm điệu đặc biệt được hò ở tốc độ chậm, buông lơi, nhịp điệu lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm, lúc bổng, có lúc thì thật thấp, có lúc thì thật cao chót vót.
Có nghệ nhân tâm sự: "Nếu xưa kia người nào mời hò thì ngay lập tức được đáp lại với câu hò:
Câu hò tôi đựng một nia
Chị em nào thích tôi chia cho hò…
Còn ngày nay nhiều nghệ nhân tuổi cao sức yếu, không thể hò được nữa mà chỉ còn có câu :
Câu hò tôi đựng một khạp da bò,
Tôi quên đậy nắp nó bò hết trơn.
Hò Đồng Tháp được chuyển thơ thành lời để đưa hơi, lấy đà, ngất nhịp, ngân, thường chen vào từ ơ.
… Dù cho đá nổi mây ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ… chìm
Dố ai ngăn được cánh chim về đàn
Hay Rượu lưu ly chân quỳ tay rót ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ ơ.ơ.ơ
Cha mẹ uống ơ..ơ… rồi
Em dời gót theo anh ơ hò…ơ…"
Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản hò Đồng Tháp, từ năm 2011, Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Tháp đã thành lập đoàn sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi điệu hò Đồng Tháp. Các thành viên trong đoàn gồm cán bộ Trung tâm và các nhà nghiên cứu âm nhạc đến từ Thành phố Hồ Chí Minh do nhạc sỹ Cao Văn Lý làm trưởng đoàn.
Nhiệm vụ của đoàn là đến nhiều điểm của 12 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh để gặp gỡ, trao đổi với những nghệ nhân cao tuổi về những câu hò, xác định những nghệ nhân hò đúng điệu hò Đồng Tháp...
Sau khi tập huấn, hò và sáng tác lời mới hò Đồng Tháp cho gần 100 học viên là nghệ nhân hát dân ca - đờn ca tài tử, cán bộ làm văn hóa ở cơ sở... ở 12 huyện, thị, thành trong tỉnh, đầu tháng 9/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Liên hoan Hò Đồng Tháp và hát dân ca tỉnh Đồng Tháp năm 2012.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau khi kết thúc từng đợt tập huấn, nhiều học viên đã về địa phương, đơn vị công tác hướng dẫn lại cách thức hò và sáng tác lời mới hò Đồng Tháp cho những người yêu thích điệu hò.
Với kết quả đạt được trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi điệu hò Đồng Tháp, nhạc sỹ Cao Văn Lý phấn khởi nói: “Liên hoan Hò Đồng Tháp và hát dân ca tỉnh Đồng Tháp là một dấu son đáng nhớ. Chúng ta có thể tự hào báo với các bậc tiền nhân rằng, điệu hò Đồng Tháp đã được khôi phục lại trong phạm vi toàn tỉnh. Điệu hò Đồng Tháp từ đây về sau mãi mãi là niềm tự hào của người dân Đồng Tháp.”
Hai năm cất công sưu tầm, nghiên cứu và tập huấn, điệu hò Đồng Tháp đã được phục hồi, qua đây cũng phát hiện được nhiều người có giọng hò tốt như Bích Phượng, Hương Sen, Thanh Thủy, Thúy Nga, Ngọc Thơm, Cẩm Nhung...
Tuy nhiên, để điệu hò mãi được phát huy, theo nhạc sỹ Cao Văn Lý, hò Đồng Tháp còn rất nhiều yếu tố nghệ thuật chưa được khai thác, về sau cần tiếp tục bồi dưỡng, động viên thế hệ trẻ tiếp thu và sáng tạo trong quá trình hò và sáng tác các bài hò Đồng Tháp để phù hợp với nhịp sống của thời đại.
Tiếp tục phát huy điệu hò Đồng Tháp, ông Lê Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Đồng Tháp có vốn rất quí là hò Đồng Tháp, vì vậy ngành Văn hóa có ý thức bảo tồn giá trị này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trương mở lớp đào tạo, tổ chức liên hoan.
Sắp tới, ngành sẽ đưa hò Đồng Tháp vào tụ điểm du lịch để khách du lịch tham quan hiểu hơn tập quán của địa phương, qua đó di sản văn hóa hò Đồng Tháp tiếp tục được phát huy”./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)