Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch và phát huy giá trị di tích, phấn đấu phục hồi hoàn chỉnh di tích cố đô Huế vào năm 2020.
Nội dung công tác điều chỉnh quy hoạch và phát huy giá trị di tích cố đô Huế từ nay đến 2020 được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 2010-2012, chủ yếu tập trung lập hồ sơ, khoanh vùng bảo vệ hệ thống di tích, bảo quản những di tích xuống cấp, tiếp tục hoàn thành tu bổ các công trình dở dang và phục hồi một số kiến trúc trong Tử cấm thành...
Giai đoạn 2 từ năm 2013-2017, tiếp tục tu bổ, phục hồi các công trình di tích, các trang trí mỹ thuật, kết cấu kiến trúc, cải thiện tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu Đại nội và các di tích khác...
Giai đoạn 3 từ năm 2018-2020, hoàn chỉnh phục hồi, tôn tạo những phế tích có giá trị tiêu biểu, cơ bản phục nguyên các công trình quan trọng trong Đại Nội, cải thiện và tôn tạo cảnh quan khu vực kinh thành, các lăng tẩm và những di tích khác; hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các điểm di tích.
Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông Phùng Phu cho biết, Trung tâm là đơn vị đi đầu cả nước về lĩnh vực bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp di tích. Trung tâm đã tiến hành trùng tu, tu bổ các công trình có giá trị tiêu biểu như Thế Tổ Miếu, cung Diên Thọ, Nhà hát Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, lăng Gia Long, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, Cung An Định, các cổng vào Kinh thành Huế, Quảng trường Kỳ Đài-Ngọ Môn...
Ở lĩnh vực nghiên cứu hướng dẫn và bảo tàng, Trung tâm đã lập hai bộ hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận "Di sản văn hoá thế giới," lập dự án quy hoạch "Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích Cố đô Huế."
Trung tâm còn tổ chức biên dịch hàng chục đầu sách phục vụ công tác nghiên cứu và tu bổ di tích, sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng thành công các lễ hội phục vụ các kỳ Festival Huế như Lễ hội Nam Giao, lễ Tế Đàn Xã Tắc, lễ hội Truyền lô, lễ tái hiện thi Tiến sĩ võ...
Nhiều đồ sứ ký kiểu và y phục triều Nguyễn đã được Trung tâm phục chế nhằm phục vụ công tác trưng bày, chỉnh lý và kiểm kê khoa học trên 10.000 hiện vật, sắp xếp các hiện vật theo nhóm để bảo quản theo định kỳ./.
Nội dung công tác điều chỉnh quy hoạch và phát huy giá trị di tích cố đô Huế từ nay đến 2020 được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 2010-2012, chủ yếu tập trung lập hồ sơ, khoanh vùng bảo vệ hệ thống di tích, bảo quản những di tích xuống cấp, tiếp tục hoàn thành tu bổ các công trình dở dang và phục hồi một số kiến trúc trong Tử cấm thành...
Giai đoạn 2 từ năm 2013-2017, tiếp tục tu bổ, phục hồi các công trình di tích, các trang trí mỹ thuật, kết cấu kiến trúc, cải thiện tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu Đại nội và các di tích khác...
Giai đoạn 3 từ năm 2018-2020, hoàn chỉnh phục hồi, tôn tạo những phế tích có giá trị tiêu biểu, cơ bản phục nguyên các công trình quan trọng trong Đại Nội, cải thiện và tôn tạo cảnh quan khu vực kinh thành, các lăng tẩm và những di tích khác; hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các điểm di tích.
Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông Phùng Phu cho biết, Trung tâm là đơn vị đi đầu cả nước về lĩnh vực bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp di tích. Trung tâm đã tiến hành trùng tu, tu bổ các công trình có giá trị tiêu biểu như Thế Tổ Miếu, cung Diên Thọ, Nhà hát Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, lăng Gia Long, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, Cung An Định, các cổng vào Kinh thành Huế, Quảng trường Kỳ Đài-Ngọ Môn...
Ở lĩnh vực nghiên cứu hướng dẫn và bảo tàng, Trung tâm đã lập hai bộ hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận "Di sản văn hoá thế giới," lập dự án quy hoạch "Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích Cố đô Huế."
Trung tâm còn tổ chức biên dịch hàng chục đầu sách phục vụ công tác nghiên cứu và tu bổ di tích, sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng thành công các lễ hội phục vụ các kỳ Festival Huế như Lễ hội Nam Giao, lễ Tế Đàn Xã Tắc, lễ hội Truyền lô, lễ tái hiện thi Tiến sĩ võ...
Nhiều đồ sứ ký kiểu và y phục triều Nguyễn đã được Trung tâm phục chế nhằm phục vụ công tác trưng bày, chỉnh lý và kiểm kê khoa học trên 10.000 hiện vật, sắp xếp các hiện vật theo nhóm để bảo quản theo định kỳ./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)