Tình trạng sạt lở hai bên bờ hạ lưu sông Ba thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên xảy ra nhiều năm qua đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 6.300 hộ dân, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục do khó khăn về kinh phí đầu tư.
Qua khảo sát, hạ lưu sông Ba đoạn từ Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ xuống gần cửa sông Đà Rằng có nhiều vị trí đang sạt lở nghiêm trọng thuộc địa bàn các xã Hòa Phong, Hòa Phú (huyện Tây Hòa), thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh), Hòa Thắng, Hòa An, Hòa Hội (huyện Phú Hòa).
Theo người dân sống nơi đây thì nguyên nhân chính là tình trạng phá rừng đầu nguồn và việc xả lũ ồ ạt của các nhà máy thủy điện dẫn đến nước “ngoạm” sâu vào đất liền. Gần đây nhất, do ảnh hưởng cơn bão số 7 kết hợp các nhà máy thủy điện xả lũ nên nước đã ăn sâu vào bờ từ 1m đến 4m, một số nơi đoạn sạt lở dài đến 200m.
Ông Phạm Quốc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sơn Giang (huyện Sông Hinh) cho biết khu vực đất sản xuất của bà con nằm dọc sông Ba hàng năm mất từ 2ha đến 3ha do bị sạt lở. Ông Lê Văn Hóa ở thôn Ân Niên, xã Hòa An (huyện Phú Hòa) chia sẻ: "Trước đây bờ bắc của sông Ba nằm cách bờ hiện giờ khoảng 200m nhưng nay đã ăn sâu vào đất liền chỉ còn cách nhà dân từ 40m đến 50m. Mỗi khi nhà máy thủy điện xả lũ thì gần như nước đều tràn bờ vào vườn hoặc nhà dân."
Trước tình hình đó, năm 2012, Ủy ban Nhân dân huyện Sông Hinh đã đầu tư Khu tái định cư buôn Mả Vôi rộng 7,6ha để di dân một số vùng ngập lũ thuộc buôn Mả Vôi và thôn Tuy Bình. Tuy nhiên việc di dời gặp nhiều khó khăn do tập quán sinh sống nên người dân không chịu dời nơi ở cũ.
Theo Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Hòa ông Huỳnh Trung Kháng, huyện đã phản ánh với tỉnh về tình trạng sạt lở bờ sông Ba, nhưng do khó khăn về kinh phí nên chưa thực hiện. Vì vậy, khi xảy ra mưa lũ, chính quyền địa phương phải thông báo cho dân chủ động di dời để tránh thiệt hại.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo, trước mắt Ban quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh khẩn trương lập dự án khắc phục sạt lở theo hướng thi công các kè mỏ hàn tại hai vị trí xung yếu thuộc thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) và thôn Thạch Bàn xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa)./.
Qua khảo sát, hạ lưu sông Ba đoạn từ Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ xuống gần cửa sông Đà Rằng có nhiều vị trí đang sạt lở nghiêm trọng thuộc địa bàn các xã Hòa Phong, Hòa Phú (huyện Tây Hòa), thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh), Hòa Thắng, Hòa An, Hòa Hội (huyện Phú Hòa).
Theo người dân sống nơi đây thì nguyên nhân chính là tình trạng phá rừng đầu nguồn và việc xả lũ ồ ạt của các nhà máy thủy điện dẫn đến nước “ngoạm” sâu vào đất liền. Gần đây nhất, do ảnh hưởng cơn bão số 7 kết hợp các nhà máy thủy điện xả lũ nên nước đã ăn sâu vào bờ từ 1m đến 4m, một số nơi đoạn sạt lở dài đến 200m.
Ông Phạm Quốc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sơn Giang (huyện Sông Hinh) cho biết khu vực đất sản xuất của bà con nằm dọc sông Ba hàng năm mất từ 2ha đến 3ha do bị sạt lở. Ông Lê Văn Hóa ở thôn Ân Niên, xã Hòa An (huyện Phú Hòa) chia sẻ: "Trước đây bờ bắc của sông Ba nằm cách bờ hiện giờ khoảng 200m nhưng nay đã ăn sâu vào đất liền chỉ còn cách nhà dân từ 40m đến 50m. Mỗi khi nhà máy thủy điện xả lũ thì gần như nước đều tràn bờ vào vườn hoặc nhà dân."
Trước tình hình đó, năm 2012, Ủy ban Nhân dân huyện Sông Hinh đã đầu tư Khu tái định cư buôn Mả Vôi rộng 7,6ha để di dân một số vùng ngập lũ thuộc buôn Mả Vôi và thôn Tuy Bình. Tuy nhiên việc di dời gặp nhiều khó khăn do tập quán sinh sống nên người dân không chịu dời nơi ở cũ.
Theo Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Hòa ông Huỳnh Trung Kháng, huyện đã phản ánh với tỉnh về tình trạng sạt lở bờ sông Ba, nhưng do khó khăn về kinh phí nên chưa thực hiện. Vì vậy, khi xảy ra mưa lũ, chính quyền địa phương phải thông báo cho dân chủ động di dời để tránh thiệt hại.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo, trước mắt Ban quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh khẩn trương lập dự án khắc phục sạt lở theo hướng thi công các kè mỏ hàn tại hai vị trí xung yếu thuộc thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) và thôn Thạch Bàn xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa)./.
Thế Lập (TTXVN)