Mặc dù mới ở độ tuổi trên, dưới 30, song các cô gái người Trung Quốc đã bị gọi là "shengnu" - có nghĩa là "gái ế." Quả thực, những "shengnu" ở Trung Quốc, nơi mà truyền thống "trọng nam khinh nữ" vẫn đang ăn sâu trong tiềm thức người dân, này phải trải qua hình trình tìm bạn đời hết sức gian nan. Ngày 12/8, khi các cặp tình nhân hạnh phúc trao nhau những món quà nhân ngày lễ tình nhân Trung Quốc (Lễ Thất tịch, tương truyền là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau) tương tự như lễ Valentine của phương Tây, thì hàng triệu "shengnu" trên khắp cả nước vẫn đang miệt mài đi tìm nửa còn lại của mình.
[Trung Quốc nở rộ dịch vụ thuê bạn trai về quê ăn tết] Xu Jiajie là một nữ nhân viên văn phòng trẻ trung xinh đẹp đang phải chịu áp lực nặng nề từ gia đình và bạn bè khi đã 31 tuổi mà vẫn trong tình trạng "lính phòng không." Trong suốt 5 năm qua, Xu Jiajie đã tham gia vô số các cuộc hẹn hò và rất nhiều cuộc gặp gỡ nhờ mai mối với mục đích tìm được một tấm chồng. Song, mọi nỗ lực cho đến nay vẫn chưa có kết quả do cô cảm thấy tất cả các đối tác trong các cuộc gặp gỡ, hẹn hò đều nhạt nhẽo và không quảng giao. Người dẫn chương trình mai mối nổi tiếng trên truyền hình Thượng Hải Ni Lin cho biết người Trung Quốc có quan niệm rằng đàn ông nên "nhỉnh" hơn phụ nữ trong hầu hết lĩnh vực của cuộc sống bao gồm cả ngoại hình, chiều cao, độ tuổi, bằng cấp hay mức lương. Quan niệm này dẫn tới 1 hiện tượng trong xã hội đặc biệt ở Trung Quốc là đàn ông hạng A kết hôn với phụ nữ hạng B, đàn ông hạng B cưới phụ nữ hạng C và đàn ông hạng C cưới phụ nữ hạng D. Cuối cùng chỉ còn phụ nữ hạng A và đàn ông hạng D không tìm được đối tượng cho mình. Theo trang web hẹn hò Jiayuan.com, khoảng 1/3 phụ nữ Bắc Kinh ở độ tuổi từ 20-30, vẫn đang trong hành trình gian nan đi tìm chồng. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin hiện trên cả nước có khoảng 500.000 phụ nữ vẫn đang trong tình trạng độc thân.
[Trung Quốc nở rộ dịch vụ thuê bạn trai về quê ăn tết] Xu Jiajie là một nữ nhân viên văn phòng trẻ trung xinh đẹp đang phải chịu áp lực nặng nề từ gia đình và bạn bè khi đã 31 tuổi mà vẫn trong tình trạng "lính phòng không." Trong suốt 5 năm qua, Xu Jiajie đã tham gia vô số các cuộc hẹn hò và rất nhiều cuộc gặp gỡ nhờ mai mối với mục đích tìm được một tấm chồng. Song, mọi nỗ lực cho đến nay vẫn chưa có kết quả do cô cảm thấy tất cả các đối tác trong các cuộc gặp gỡ, hẹn hò đều nhạt nhẽo và không quảng giao. Người dẫn chương trình mai mối nổi tiếng trên truyền hình Thượng Hải Ni Lin cho biết người Trung Quốc có quan niệm rằng đàn ông nên "nhỉnh" hơn phụ nữ trong hầu hết lĩnh vực của cuộc sống bao gồm cả ngoại hình, chiều cao, độ tuổi, bằng cấp hay mức lương. Quan niệm này dẫn tới 1 hiện tượng trong xã hội đặc biệt ở Trung Quốc là đàn ông hạng A kết hôn với phụ nữ hạng B, đàn ông hạng B cưới phụ nữ hạng C và đàn ông hạng C cưới phụ nữ hạng D. Cuối cùng chỉ còn phụ nữ hạng A và đàn ông hạng D không tìm được đối tượng cho mình. Theo trang web hẹn hò Jiayuan.com, khoảng 1/3 phụ nữ Bắc Kinh ở độ tuổi từ 20-30, vẫn đang trong hành trình gian nan đi tìm chồng. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin hiện trên cả nước có khoảng 500.000 phụ nữ vẫn đang trong tình trạng độc thân.
Hôn nhau tập thể trong ngày lễ tình yêu ở Trung Quốc (Nguồn: AFP/TTXVN)
Với chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 con khiến số lượng nam giới ở Trung Quốc đang áp đảo nữ giới. Số liệu thống kê dân số gần đây nhất năm 2011 cho thấy số lượng nam sinh vào những năm 1970 cao gấp đôi số lượng nữ cùng độ tuổi. Chính phủ thành phố Thượng Hải đang cố gắng giúp đỡ những phụ nữ như Xu Jiajie bằng cách sắp xếp những buổi giao lưu thường xuyên cho người độc thân. Hồi tháng 5, một cuộc gặp gỡ như vậy đã thu hút 20.000 đàn ông và phụ nữ độc thân tham dự./.
Kim Anh