Từ ngày 5/1 tới, chỉ có các nữ nhân viên mới được phép bán đồ lót phụ nữ ở Arập Xêút, nơi phụ nữ thường phải bận áo choàng đen mỗi khi ra khỏi nhà.
"Tôi và nhiều phụ nữ khác luôn xấu hổ khi bước vào các cửa hàng đồ lót bởi ở đó có đàn ông đứng bán hàng" - một người mua hàng chia sẻ với phóng viên AFP.
Cô cho biết trước đây vẫn mua nhầm đồ lót "bởi tôi cảm thấy rất bối rối trong việc phải giải thích với một người đàn ông về món đồ muốn mua."
Một sắc lệnh Hoàng gia do Quốc vương Abdullah đưa ra hồi tháng Sáu năm ngoái, vấp phải sự phản đối của các giáo sĩ hàng đầu, đã yêu cầu các chủ cửa hàng đồ lót trong vòng sáu tháng phải sa thải toàn bộ các nam nhân viên và chỉ sử dụng nữ nhân viên trong cửa hàng của họ.
Lệnh cấm nhân viên là nam giới dự kiến sẽ mở rộng sang cả các cửa hàng mỹ phẩm từ tháng Bảy tới đây.
Bộ trưởng Lao động Adel Faqih cho biết hơn 7.300 cửa hàng bán lẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nam giới bán hàng, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho hơn 40.000 phụ nữ Arập Xêút.
Đề xuất ban đầu của Bộ Lao động cho phép phụ nữ làm việc tại các cửa hàng đồ lót đã gây ra một cơn bão tranh cãi từ các giáo sĩ hàng đầu vương quốc cách nay 3 năm. Họ đã thông qua một fatwa - sắc lệnh tôn giáo - trong đó cấm phụ nữ làm những việc này.
Phụ nữ, trong nhiều năm đã than phiền về việc phải mua đồ lót của họ từ nam giới, đã phản ứng lại bằng một chiếc dịch trên mạng xã hội Facebook mang tên"Quá đủ sự xấu hổ rồi."
Sáng lập viên chiến dịch vận động, Fatima Garoub, đã hoan nghênh việc triển khai luật mới và nói rằng dù có sự do dự ít nhiều từ các nhà bán lẻ, "họ giờ đã phản ứng lại một cách tích cực, đặc biệt là khi họ không có sự lựa chọn nào khác."
Một nhà hoạt động xã hội khác, Reem Asaad, người triển khai chiến dịch tẩy chay các cửa hàng đồ lót tuyển nam nhân viên, nói rằng nỗ lực của cô đã nhằm "gửi thông điệp tới các nhà hoạch định chính sách."
"Đây là vấn đề nhận thức xã hội. Quốc vương đã có một chiến lược ủng hộ phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Những yêu cầu của chúng tôi đã được lắng nghe," Asaad nói với AFP.
Giáo sĩ hàng đầu Sheikh Abdel Aziz al-Sheikh đã cảnh cáo các chủ cửa hàng rằng tuyển dụng phụ nữ là "một tội ác và bị cấm theo luật Hồi giáo Sharia."
Ông nói rằng cho phép phụ nữ làm việc với vai trò phụ giúp kinh doanh là "đáng hổ thẹn" và có thể gây ra "nhiều vấn đề lớn," do họ sẽ không tránh khỏi việc phải giao tiếp với nhiều người đàn ông lạ mặt.
Nhưng với phụ nữ Arập Xêút, luật mới đã mang tới một cơ hội hiếm hoi về việc làm và được họ chào đón.
Đã có những lời phàn nàn và cả các đơn kiện xuất hiện từ nhiều cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên Bộ Lao động đã điều động khoảng 400 thanh tra để đảm bảo luật mới được toàn bộ 4.332 cửa hàng đồ lót của vương quốc tuân thủ./.
"Tôi và nhiều phụ nữ khác luôn xấu hổ khi bước vào các cửa hàng đồ lót bởi ở đó có đàn ông đứng bán hàng" - một người mua hàng chia sẻ với phóng viên AFP.
Cô cho biết trước đây vẫn mua nhầm đồ lót "bởi tôi cảm thấy rất bối rối trong việc phải giải thích với một người đàn ông về món đồ muốn mua."
Một sắc lệnh Hoàng gia do Quốc vương Abdullah đưa ra hồi tháng Sáu năm ngoái, vấp phải sự phản đối của các giáo sĩ hàng đầu, đã yêu cầu các chủ cửa hàng đồ lót trong vòng sáu tháng phải sa thải toàn bộ các nam nhân viên và chỉ sử dụng nữ nhân viên trong cửa hàng của họ.
Lệnh cấm nhân viên là nam giới dự kiến sẽ mở rộng sang cả các cửa hàng mỹ phẩm từ tháng Bảy tới đây.
Bộ trưởng Lao động Adel Faqih cho biết hơn 7.300 cửa hàng bán lẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nam giới bán hàng, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho hơn 40.000 phụ nữ Arập Xêút.
Đề xuất ban đầu của Bộ Lao động cho phép phụ nữ làm việc tại các cửa hàng đồ lót đã gây ra một cơn bão tranh cãi từ các giáo sĩ hàng đầu vương quốc cách nay 3 năm. Họ đã thông qua một fatwa - sắc lệnh tôn giáo - trong đó cấm phụ nữ làm những việc này.
Phụ nữ, trong nhiều năm đã than phiền về việc phải mua đồ lót của họ từ nam giới, đã phản ứng lại bằng một chiếc dịch trên mạng xã hội Facebook mang tên"Quá đủ sự xấu hổ rồi."
Sáng lập viên chiến dịch vận động, Fatima Garoub, đã hoan nghênh việc triển khai luật mới và nói rằng dù có sự do dự ít nhiều từ các nhà bán lẻ, "họ giờ đã phản ứng lại một cách tích cực, đặc biệt là khi họ không có sự lựa chọn nào khác."
Một nhà hoạt động xã hội khác, Reem Asaad, người triển khai chiến dịch tẩy chay các cửa hàng đồ lót tuyển nam nhân viên, nói rằng nỗ lực của cô đã nhằm "gửi thông điệp tới các nhà hoạch định chính sách."
"Đây là vấn đề nhận thức xã hội. Quốc vương đã có một chiến lược ủng hộ phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Những yêu cầu của chúng tôi đã được lắng nghe," Asaad nói với AFP.
Giáo sĩ hàng đầu Sheikh Abdel Aziz al-Sheikh đã cảnh cáo các chủ cửa hàng rằng tuyển dụng phụ nữ là "một tội ác và bị cấm theo luật Hồi giáo Sharia."
Ông nói rằng cho phép phụ nữ làm việc với vai trò phụ giúp kinh doanh là "đáng hổ thẹn" và có thể gây ra "nhiều vấn đề lớn," do họ sẽ không tránh khỏi việc phải giao tiếp với nhiều người đàn ông lạ mặt.
Nhưng với phụ nữ Arập Xêút, luật mới đã mang tới một cơ hội hiếm hoi về việc làm và được họ chào đón.
Đã có những lời phàn nàn và cả các đơn kiện xuất hiện từ nhiều cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên Bộ Lao động đã điều động khoảng 400 thanh tra để đảm bảo luật mới được toàn bộ 4.332 cửa hàng đồ lót của vương quốc tuân thủ./.
Gia Bảo (AFP/Vietnam+)