Trước sự gia tăng bạo lực tình dục đối với người biểu tình, nhiều phụ nữ Ai Cập đã không ngần ngại vượt qua sự kỳ thị để buộc chính quyền và xã hội phải đối phó với "khủng bố tình dục."
Gần đây, một số người đã xuất hiện một cách công khai trên truyền hình, nói rõ rằng họ sẽ không để cho mình bị bạo lực đe dọa nhằm gạt họ ra khỏi cuộc sống nơi công cộng.
Tuyên bố trên kênh tư nhân Dream 2, Aida al-Kachef, một nhà hoạt động bị tấn công, nói: "Chúng tôi không phải là nạn nhân, chúng tôi là những người cách mạng. Những gì đã xảy ra với chúng tôi đã làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn và chúng tôi sẽ tiếp tục xuống đường."
Quấy rối phụ nữ trên các đường phố của Ai Cập bằng những lời lẽ khiêu dâm hoặc sờ mó, không phải là mới.
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc nổi dậy lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak cách đây hai năm, những phụ nữ tham gia biểu tình tại Quảng trường Tahrir và các khu vực xung quanh quảng trường này tại trung tâm của thủ đô Cairo thường xuyên bị các nhóm nam giới có tổ chức tấn công.
Đôi khi, các nhóm này, được vũ trang bằng dao, còn lột trần phụ nữ trước khi thực hiện các hành động sàm sỡ.
Trong một chương trình trò chuyện với khán giả truyền hình, Yasmine al-Baramawy, bị tấn công bên lề các vụ đụng độ vào tháng 11 vừa qua, đã chỉ vào chiếc quần dài mà mình đã mặc trong cuộc biểu tình, bị rạch một đường dài. Cô nói: "Họ vây xung quanh tôi và bắt đầu cắt quần áo của tôi bằng dao."
Sau đó, đám đông đã đưa cô đi xa vài trăm mét trong khi vẫn tiếp tục sàm sỡ đến khi cô được những người dân ở một phố gần đó giải thoát. Người phụ nữ trẻ này nói: "Tôi không cảm thấy buồn hay lo ngại về phẩm giá của mình, mà cảm thấy tức giận và muốn đòi công lý."
Nhằm ngăn chặn các hành vi làm mất phẩm giá phụ nữ, nhiều sáng kiến được nhân rộng trong thời gian gần đây.
Các nhóm chống quấy rối tình dục với sự tham gia của nam giới như Operation Anti-Sexual Harassment được thành lập. Các tình nguyện viên tham gia vào các cuộc biểu tình gần Quảng trường Tahrir, nơi hầu như không có cảnh sát, nhằm hỗ trợ y tế và tâm lý cho các nạn nhân.
Theo Operation Anti-Sexual Harassment, tính từ ngày 25/1 vừa qua, khi hàng nghìn người biểu tình nhân dịp hai năm cuộc nổi dậy của "Mùa Xuân Arập," có không dưới 19 phụ nữ bị hành hung.
Nhóm này cho rằng "Những cuộc tấn công được tổ chức để loại phụ nữ ra khỏi đời sống nơi công cộng và trừng phạt việc họ tham gia các hoạt động chính trị và các sự kiện. Mặt khác, còn nhằm làm lu mờ hình ảnh của những người biểu tình ở Quảng trường Tahrir nói riêng và ở nhiều nơi khác nói chung."
Nhưng vấn đề mà phụ nữ Ai Cập vẫn còn phải đối mặt đó là sự thờ ơ của chính quyền và sự kỳ thị của một bộ phận dân chúng trong xã hội. Chính vì vậy, họ phải tự bảo vệ mình bằng cách tham gia các khóa học tự vệ.
Hội đồng Quốc gia của phụ nữ Ai Cập, một cơ quan theo luật định, thông báo đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ soạn thảo một dự luật "tổng thể" chống lại tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ.
Nhưng các nhà hoạt động xã hội hoài nghi về phạm vi của luật này trong sự thiếu vắng của một quyết tâm thực sự để biến nó thành hiện thực./.
Gần đây, một số người đã xuất hiện một cách công khai trên truyền hình, nói rõ rằng họ sẽ không để cho mình bị bạo lực đe dọa nhằm gạt họ ra khỏi cuộc sống nơi công cộng.
Tuyên bố trên kênh tư nhân Dream 2, Aida al-Kachef, một nhà hoạt động bị tấn công, nói: "Chúng tôi không phải là nạn nhân, chúng tôi là những người cách mạng. Những gì đã xảy ra với chúng tôi đã làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn và chúng tôi sẽ tiếp tục xuống đường."
Quấy rối phụ nữ trên các đường phố của Ai Cập bằng những lời lẽ khiêu dâm hoặc sờ mó, không phải là mới.
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc nổi dậy lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak cách đây hai năm, những phụ nữ tham gia biểu tình tại Quảng trường Tahrir và các khu vực xung quanh quảng trường này tại trung tâm của thủ đô Cairo thường xuyên bị các nhóm nam giới có tổ chức tấn công.
Đôi khi, các nhóm này, được vũ trang bằng dao, còn lột trần phụ nữ trước khi thực hiện các hành động sàm sỡ.
Trong một chương trình trò chuyện với khán giả truyền hình, Yasmine al-Baramawy, bị tấn công bên lề các vụ đụng độ vào tháng 11 vừa qua, đã chỉ vào chiếc quần dài mà mình đã mặc trong cuộc biểu tình, bị rạch một đường dài. Cô nói: "Họ vây xung quanh tôi và bắt đầu cắt quần áo của tôi bằng dao."
Sau đó, đám đông đã đưa cô đi xa vài trăm mét trong khi vẫn tiếp tục sàm sỡ đến khi cô được những người dân ở một phố gần đó giải thoát. Người phụ nữ trẻ này nói: "Tôi không cảm thấy buồn hay lo ngại về phẩm giá của mình, mà cảm thấy tức giận và muốn đòi công lý."
Nhằm ngăn chặn các hành vi làm mất phẩm giá phụ nữ, nhiều sáng kiến được nhân rộng trong thời gian gần đây.
Các nhóm chống quấy rối tình dục với sự tham gia của nam giới như Operation Anti-Sexual Harassment được thành lập. Các tình nguyện viên tham gia vào các cuộc biểu tình gần Quảng trường Tahrir, nơi hầu như không có cảnh sát, nhằm hỗ trợ y tế và tâm lý cho các nạn nhân.
Theo Operation Anti-Sexual Harassment, tính từ ngày 25/1 vừa qua, khi hàng nghìn người biểu tình nhân dịp hai năm cuộc nổi dậy của "Mùa Xuân Arập," có không dưới 19 phụ nữ bị hành hung.
Nhóm này cho rằng "Những cuộc tấn công được tổ chức để loại phụ nữ ra khỏi đời sống nơi công cộng và trừng phạt việc họ tham gia các hoạt động chính trị và các sự kiện. Mặt khác, còn nhằm làm lu mờ hình ảnh của những người biểu tình ở Quảng trường Tahrir nói riêng và ở nhiều nơi khác nói chung."
Nhưng vấn đề mà phụ nữ Ai Cập vẫn còn phải đối mặt đó là sự thờ ơ của chính quyền và sự kỳ thị của một bộ phận dân chúng trong xã hội. Chính vì vậy, họ phải tự bảo vệ mình bằng cách tham gia các khóa học tự vệ.
Hội đồng Quốc gia của phụ nữ Ai Cập, một cơ quan theo luật định, thông báo đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ soạn thảo một dự luật "tổng thể" chống lại tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ.
Nhưng các nhà hoạt động xã hội hoài nghi về phạm vi của luật này trong sự thiếu vắng của một quyết tâm thực sự để biến nó thành hiện thực./.
Hoàng Chiến/Cairo (Vietnam+)