Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nội dung vô cùng quan trọng, sống còn của đất nước, thời gian gần đây có ý kiến phủ nhận Điều 4 này là tư tưởng sai lầm.
Đây là ý kiến chung của các đại biểu khi đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 tại các hội nghị lấy ý kiến do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong ngày 26/2.
Tại hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức, các đại biểu nguyên là lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và các tổ chức đoàn thể đã đóng góp 11 ý kiến bày tỏ sự đồng tình với dự thảo, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; về phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước; về vai trò, vị trí, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết về lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; những quy định về bảo vệ Tổ quốc; về Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; chính quyền địa phương...
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, Hoàng Xuân Khuyên nhấn mạnh, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đã thể hiện tính nhân văn, hiện đại, tiếp thu, kế thừa thành tựu các bản Hiến pháp trước đó.
Ông Khuyên cho rằng, ở lời nói đầu cần biểu đạt rõ hơn Tổ quốc và nhân dân là trên hết, là bất biến. Đảng luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân. Mọi người dân cần phải yêu Tổ quốc, yêu đất nước. Vì vậy, ở điều 11 trong Dự thảo (sửa đổi, bổ sung điều 13 trong Hiến pháp 1992) nói về Tổ quốc: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật, nên đưa lên phần đầu.
Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phát biểu tại Hội nghị, nhiều tham luận của đại biểu khẳng định, Điều 4 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nội dung vô cùng quan trọng, sống còn của đất nước, thời gian gần đây có ý kiến phủ nhận Điều 4 này là tư tưởng sai lầm.
Ông Đồng Văn Khiêm, nguyên Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh thành phố nhận định, không có dân tộc nào dũng cảm bằng dân tộc Việt Nam, nhưng nếu không có sự dẫn dắt của Đảng, dân tộc ta sẽ không đạt được những thành quả trong kháng chiến chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước, vì vậy một số người phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng là không phù hợp với lòng dân.
Ông Khiêm nhấn mạnh, một số người cho rằng Đảng không thể lãnh đạo nhân dân tiếp tục xây dựng đất nước, nhưng với một lịch sử đất nước luôn bị chiến tranh, áp bức, bóc lột, người dân khát khao một đất nước phát triển bình đẳng, đảm bảo công bằng xã hội thì việc tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn, Đảng đã đề ra 4 tiêu chí vươn tới là xây dựng một đất nước với dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Cùng quan điểm này, ông Lê Văn Hoàng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo. Đây là điều vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên ông Hoàng góp ý tại mục 2 của điều này có nêu: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình,” nếu ghi như vậy là rất chung chung, theo ông nên ghi là “Đảng viên” thay vào chữ Đảng để cụ thể hơn, mỗi đảng viên có trách nhiệm hơn.
Về Điều 4 trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, giáo sư, bác sỹ Trần Đông A cũng cho biết, ông hoàn toàn nhất trí với điều này, ông cho rằng “dứt khoát Việt Nam chỉ nên có một Đảng lãnh đạo, nếu không sẽ rất phức tạp.” Tuy nhiên tại khoản 2 của Điều 4, giáo sư Trần Đông A cho rằng thay vì ghi “các tổ chức của Đảng và Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật” thì nên ghi rõ “vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định.”
Tại hội nghị, ý kiến nhiều đại biểu cũng đề cập đến các vấn đề cần thể hiện rõ trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 về vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong giám sát, phản biện các vấn đề kinh tế, xã hội; đề nghị có Luật về giám sát và phản biện ở mọi cấp để giám sát được hoạt động của Nhà nước, cán bộ công chức, viên chức; cần quy định thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân, nhằm giải quyết tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài thời gian qua…/.
Đây là ý kiến chung của các đại biểu khi đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 tại các hội nghị lấy ý kiến do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong ngày 26/2.
Tại hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức, các đại biểu nguyên là lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và các tổ chức đoàn thể đã đóng góp 11 ý kiến bày tỏ sự đồng tình với dự thảo, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; về phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước; về vai trò, vị trí, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết về lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; những quy định về bảo vệ Tổ quốc; về Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; chính quyền địa phương...
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, Hoàng Xuân Khuyên nhấn mạnh, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đã thể hiện tính nhân văn, hiện đại, tiếp thu, kế thừa thành tựu các bản Hiến pháp trước đó.
Ông Khuyên cho rằng, ở lời nói đầu cần biểu đạt rõ hơn Tổ quốc và nhân dân là trên hết, là bất biến. Đảng luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân. Mọi người dân cần phải yêu Tổ quốc, yêu đất nước. Vì vậy, ở điều 11 trong Dự thảo (sửa đổi, bổ sung điều 13 trong Hiến pháp 1992) nói về Tổ quốc: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật, nên đưa lên phần đầu.
Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phát biểu tại Hội nghị, nhiều tham luận của đại biểu khẳng định, Điều 4 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nội dung vô cùng quan trọng, sống còn của đất nước, thời gian gần đây có ý kiến phủ nhận Điều 4 này là tư tưởng sai lầm.
Ông Đồng Văn Khiêm, nguyên Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh thành phố nhận định, không có dân tộc nào dũng cảm bằng dân tộc Việt Nam, nhưng nếu không có sự dẫn dắt của Đảng, dân tộc ta sẽ không đạt được những thành quả trong kháng chiến chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước, vì vậy một số người phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng là không phù hợp với lòng dân.
Ông Khiêm nhấn mạnh, một số người cho rằng Đảng không thể lãnh đạo nhân dân tiếp tục xây dựng đất nước, nhưng với một lịch sử đất nước luôn bị chiến tranh, áp bức, bóc lột, người dân khát khao một đất nước phát triển bình đẳng, đảm bảo công bằng xã hội thì việc tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn, Đảng đã đề ra 4 tiêu chí vươn tới là xây dựng một đất nước với dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Cùng quan điểm này, ông Lê Văn Hoàng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo. Đây là điều vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên ông Hoàng góp ý tại mục 2 của điều này có nêu: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình,” nếu ghi như vậy là rất chung chung, theo ông nên ghi là “Đảng viên” thay vào chữ Đảng để cụ thể hơn, mỗi đảng viên có trách nhiệm hơn.
Về Điều 4 trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, giáo sư, bác sỹ Trần Đông A cũng cho biết, ông hoàn toàn nhất trí với điều này, ông cho rằng “dứt khoát Việt Nam chỉ nên có một Đảng lãnh đạo, nếu không sẽ rất phức tạp.” Tuy nhiên tại khoản 2 của Điều 4, giáo sư Trần Đông A cho rằng thay vì ghi “các tổ chức của Đảng và Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật” thì nên ghi rõ “vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định.”
Tại hội nghị, ý kiến nhiều đại biểu cũng đề cập đến các vấn đề cần thể hiện rõ trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 về vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong giám sát, phản biện các vấn đề kinh tế, xã hội; đề nghị có Luật về giám sát và phản biện ở mọi cấp để giám sát được hoạt động của Nhà nước, cán bộ công chức, viên chức; cần quy định thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân, nhằm giải quyết tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài thời gian qua…/.
Vũ Anh Minh-Liên Phương (TTXVN)