Lịch sử xăm mình bắt đầu từ hơn 5.000 nghìn năm trước Công nguyên, có 2 nguồn gốc chính: Người Polynesian gọi là ta - có nghĩa là một thứ gây ấn tượng, còn người Tahitian gọi là Tatau - có nghĩa là một thứ dấu ấn. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Trước kia, đây là thứ văn hóa cộng đồng như xăm vật tổ để nhận biết người cùng trong một bộ lạc. Ngày nay, quan điểm đã 'thoáng,' hơn nhiều, có thể là cách đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. (Hình: một ông bố trẻ xăm nhân ngày đứa con trai đầu lòng ra đời. Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Mỗi người, tùy tính cách, sở thích hay với ý nghĩa nào đó mà lựa chọn những mẫu xăm phù hợp. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Ở quán 'Xăm đẹp Hà Nội' có ngày có đến 45 khách hàng. Anh Trần Ngọc Chiến, chủ quán đã làm nghề xăm mình 6 năm cho biết: 'Xăm là nghệ thuật hội họa, chỉ khác nhau ở chất liệu thể hiện. Nghề này được tự do sáng tạo, đòi hỏi sự khéo tay và đam mê. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Anh Chiến cũng cho biết: 'Vệ sinh là yếu tố cần quan tâm hàng đầu của nghề mình. Những dụng cụ như kim, lọ mực xăm đều chỉ được dùng 1 lần. Thợ xăm phải đeo găng tay suốt quá trình xăm.' (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Các loại hình xăm có kích thước và chi tiết khác nhau sẽ cần thời gian mực ngấm vào da khác nhau. Hình nhỏ từ 3-5 ngày, hình to từ 7-10 ngày. Trong thời gian này, người xăm cần kiêng ăn một số thức ăn như trứng, cá, rau muống và tránh dùng nước xà phòng. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Tùy từng vị trí xăm khác nhau trên da mà người xăm chịu đau nhiều hay ít. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Ngày nay, từ các mẫu xăm đến mực xăm rất đa dạng, người xăm có thể thoải mái lựa chọn màu sắc phù hợp với mình. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Công việc xăm hình đòi hỏi người làm phải tỉ mẫn từng chi tiết. Điều này quyết định đến chất lượng hình xăm. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
Đối tượng xăm hình không chỉ có giới trẻ mà có cả những bậc trung niên có cái nhìn thoáng đối với hình xăm. Và không chỉ có nam giới, nhiều phụ nữ cũng đi xăm. Cô gái tên L. (Hà Nội) dùng hình xăm thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình. (Ảnh: Xâm Phan/Vietnam+)
(Vietnam+)