Phần lớn đảo đá trong vịnh Hạ Long là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 335 km2 quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Vịnh hạ Long có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Vùng di sản của vịnh hạ Long được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2, bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Một góc vịnh Hạ Long. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Khu neo đậu tàu du lịch vào hang Đầu Gỗ. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Đường vào động Thiên Cung. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Không chỉ công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (12/1994), danh thắng này của Việt Nam còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất với hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo caster. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Đảo đá và các hang động trên vịnh Hạ Long mang đặc trưng của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Một góc hang Đầu Gỗ, một trong các động tuyệt đẹp bên trong các đảo đá trên vịnh Hạ Long. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá trên vịnh Hạ Long là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những "lâu đài của tạo hoá" giữa chốn trần gian. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Một góc hang Sửng Sốt - một trong các động tuyệt đẹp trong lòng đảo đá của vịnh Hạ Long. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)