Với chiều dài hơn 100m và chiều cao 4,5m, tấm thảm Ngày tận thế (Apocalypse) hiện nay được coi là dài nhất và lâu đời nhất trong lịch sử Trung cổ còn được bảo tồn trên thế giới hiện nay. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Tấm thảm Apocalypse được Công tước Louis I của xứ Anjou, con trai vua Jean le Bon và là anh trai của vua Charles V đặt làm vào khoảng năm 1375. Sau 9 năm thực hiện, tấm thảm dệt Apocalypse ra mắt công chúng với kích thước ban đầu là 140mx6m, gồm nhiều mảnh. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Hiện nay, dù chỉ còn lại hơn 100mx4,5m, nhưng tấm thảm này vẫn là tấm thảm dài nhất và lâu đời nhất được ghi nhận trong lịch sử Trung cổ còn được bảo tồn trên thế giới hiện nay. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Tấm thảm với 67 miếng ghép lớn tạo nên một bức tranh khổng lồ có diện tích gần 500m2, minh họa cuốn sách cuối cùng của bộ Kinh thánh Tân ước mang tên "Khải huyền," hay còn gọi là "Ngày tận thế của Thánh Jean," mô tả cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Với những cảnh miêu tả Ngày tận thế, các câu chuyện trên tấm thảm cũng phản ánh thực trạng của thế giới giai đoạn thế kỷ 14, với chiến tranh, bệnh tật và nghèo đói. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Ngày 24/5, tấm thảm dệt Ngày tận thế đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Ký ức của Thế giới. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Lối vào lâu đài Angers, nơi trưng bày tấm thảm dệt khổng lồ mang tên Ngày tận thế. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Một góc lâu đài Angers, nơi trưng bày tấm thảm dệt khổng lồ mang tên Ngày tận thế. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
Một góc lâu đài Angers, nơi trưng bày tấm thảm dệt khổng lồ mang tên Ngày tận thế. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)