[Photo] Tuyên Quang: Nghề dệt, thêu tay truyền thống của đồng bào Dao
Nam Sương
Câu lạc bộ Dao (Thanh Y) ở thôn Éo, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã trở thành nơi lưu giữ, truyền nghề dệt thổ cẩm, thêu tay của phụ nữ Dao cho thế hệ trẻ.
Truyền nghề dệt thổ cẩm đồng bào Dao (Thanh Y) cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Những phụ nữ cao tuổi trong Câu lạc bộ rất khéo tay. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Sản phẩm thêu tay của phụ nữ Dao (Thanh Y) được thị trường du lịch ưa chuộng. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Câu lạc bộ Dao (Thanh Y) thôn Éo luôn ngập tràn tiếng cười. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Nhờ sự linh hoạt và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của Đakrông ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng.
Công tác bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc đã gắn với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, biến nhiều di sản văn hóa đặc sắc trong cộng đồng thành các giá trị tài sản, đảm bảo đời sống cho đồng bào.
Các sản phẩm được triển lãm lần này gồm đồ thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Pà Thẻn, Bố Y..., sản phẩm lụa của các làng nghề Phùng Xá, Vạn Phúc, La Khê...
Vải lụa tơ tằm Việt Nam nổi tiếng mềm mịn và mượt mà, tương truyền có từ thời đại các vua Hùng, còn dệt thổ cẩm gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số trên khắp cả nước.
Người Dao đỏ ở Nguyên Bình thường dùng vải nhuộm chàm để may trang phục, một bộ trang phục của người Dao đỏ có 5 màu cơ bản là đỏ, xanh, trắng, vàng, đen; trong đó, màu đỏ là màu chủ đạo.
Triển lãm tơ lụa và thổ cẩm Việt Nam xuất hiện tại WIPO là nhằm xác định chủ quyền của các sản phẩm mang giá trị truyền thống, thể hiện được rõ nét bản sắc của Việt Nam.