Tổ Nhiếp ảnh Sài Gòn- Gia Định của Thông tấn xã Giải phóng dưới địa đạo Củ Chi, tháng 2/1966. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Chiến công diệt xe tăng của Thông tấn xã Giải phóng trong trận càn Junction City của Mỹ (1967). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tham gia chống càn Junction City của Mỹ (năm 1967). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Tổ điện báo Thông tấn xã Giải phóng điện tin từ mặt trận về căn cứ. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Nhà báo Lâm Tấn Tài (người đứng bìa phải) đang theo dõi truyền tin bài về cứ tại một tổ phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tác nghiệp tại vùng ven Sài Gòn trươc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Tổ tráng phim, in ảnh (B22) của Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Lễ truy điệu các liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng hy sinh trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Giải phóng tại căn cứ ký kết giao ước thi đua. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Bộ phận điện vụ của Thông tấn xã Giải phóng hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Các phóng viên ảnh của Thông tấn xã Giải phóng trao đổi công tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Việt Nam thông tấn xã Lam Thanh, Xuân Lâm, Vũ Tạo và các đồng nghiệp đi Chiến dịch Quảng Trị (tháng 1/1972). (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Phóng viên Việt Nam thông tấn xã trong một bữa cơm ở Thành cổ Quảng Trị (1972). (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Liệt sỹ-nhà báo Lương Nghĩa Dũng, phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Phóng viên Lam Thanh (bên trái) và Xuân Lâm trên đường phố Quảng Trị năm 1972. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Nhân viên kỹ thuật điện báo theo dõi sóng để thu tin bằng máy teletype. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Khu sinh hoạt văn hóa của Ban Tuyên huấn khu V trong đó có tiểu ban Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung bộ và Đài Minh ngữ Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên, kỹ thuật viên Việt Nam thông tấn xã trong Phòng liên lạc Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Trại Davis Sài Gòn, tháng 3/1973, thu và biên tập tin gửi về Tổng xã tại Hà Nội để cung cấp cho các cơ quan, báo chí trong và ngoài nước. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Đoàn tàu chở phóng viên lớp GP10 rời Hà Nội đi chiến trường miền Nam qua vùng Thanh Hóa còn đầy hố bom (tháng 3/1973). (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Bồi dưỡng nghiệp vụ ảnh báo chí cho các phóng viên tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phòng thu-phát tin, ảnh của Thông tấn xã Giải phóng tại chiến khu. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tăng gia sản xuất ở rừng Tân Biên, Tây Ninh. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phút nghỉ ngơi trên đường hành quân của phóng viên lớp GP 10 Việt Nam thông tấn xã vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng (1973). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Các phóng viên Chu Chí Thành, Trần Mai Hưởng, Phan Văn Minh tại mặt trận Quảng Trị (1973). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên khóa GP10 của Việt Nam thông tấn xã trên đường hành quân vào chiến trường năm 1973. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Điện báo viên B8 Thông tấn xã Giải phóng đang thu phát tin. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Bộ phận kỹ thuật của Thông tấn xã Giải phóng lắp ráp thiết bị thu phát tin, ảnh. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Đánh máy bản tin tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng (1974). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Học chấm sửa ảnh tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng (1974). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Đào tạo điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng phục vụ chiến trường. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Nhóm phóng viên GP 10 của Việt Nam thông tấn xã tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng đi chiến trường miền Đông Nam Bộ tại chiến khu Mã Đà (Đồng Nai) đầu năm 1974. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đi công tác ở chiến trường Nam Bộ, năm 1974. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Kỹ thuật viên Thông tấn xã Giải phóng thử nghiệm thu phát ảnh trên hệ thống máy Telephoto hiện đại nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1974) do Cộng hòa Dân chủ Đức hỗ trợ. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Chặng dừng chân của đoàn phóng viên GP 10 của Việt Nam Thông tấn xã trên đường vào Chiến dịch Hồ Chí Minh để chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Phóng viên ảnh Dương Thanh Phong của Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Việt Nam thông tấn xã cùng các đồng nghiệp Thông tấn xã Giải phóng trước cửa ngõ Sài Gòn, sáng sớm 30/4/1975. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng trong đoàn báo chí Trung ương cục miền Nam tiến về Sài Gòn, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Phóng viên ảnh Phong Vân (bút danh Chính Vân) của Thông tấn xã Giải phóng khai thác thông tin về du kích xã An Phú, huyện Củ Chi bắn hạ máy bay Mỹ, tháng 4/1975. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tác nghiệp ở chiến trường Củ Chi. (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Đoàn phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đi chiến dịch Hồ Chí Minh trên đường tiến về Sài Gòn (4/1975). (Ảnh: Thông tấn xã Giải phóng)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng cùng các chiến sỹ quân giải phóng chuẩn bị tiến về Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 4/1975. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Các phóng viên Việt Nam thông tấn xã tham gia đưa tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã đưa tin, ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
Điện báo viên Việt Nam thông tấn xã dừng chân ở Trảng Bàng (Tây Ninh) để chuyển về căn cứ tin Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Việt Nam thông tấn xã)
(TTXVN/Vietnam+)