Cô và trò ở điểm trường vùng cao thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên của điểm trường lẻ Quảng Mào thuộc Trường Tiểu học Thạch Bình xã miền núi Thạch Bình, huyện Nho Quan (Ninh Bình), một điểm trường lẻ với đa số học sinh là người dân tộc Mường và thuộc hộ khó khăn, suốt 6 năm liền cô đã nấu cơm miễn phí cho hơn 30 học sinh vào các buổi trưa. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Tiên, thành phố Hà Tiên (Kiên Giang), giảng dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên. Nhà trường luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua như ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực''; ''Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo''…, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo môi trường thân thiện trong công tác dạy và học. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Từ nhiều năm nay, Nghệ An có hàng nghìn giáo viên miền xuôi tự nguyện lên miền núi dạy học. Trong số này, có những người chấp nhận xa gia đình, xa con, gửi gắm ''tình riêng'' để ở lại cắm bản. Trong ảnh: Giờ học thể dục tại điểm trường Huồi Cọ, trường Tiểu học Nhôn Mai, huyện Tương Dương. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Tu Mơ Rông là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum với điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn. Tuy nhiên, những thầy, cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm nỗ lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học sinh được đến trường, nâng cao tri thức. Trong ảnh: Bữa ăn của các em học sinh được các thầy, cô góp tiền, ủng hộ. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục thì có đến 17 năm cô giáo Lê Thị Loan (52 tuổi, quê ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) ''cắm bản'', ''gieo con chữ'' ở địa bàn xã Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Đây là địa bàn biên giới, nơi sinh sống của người dân tộc Cống, Khơ-Mú, Lào. Trong ảnh: Cô giáo Lê Thị Loan chăm sóc cho học sinh của mình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Điểm trường Huổi Moi (Trường Mầm non Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nằm ở vành đai biên giới Việt-Lào, cách trung tâm xã Pa Thơm hơn 30km. Đây là nơi sinh sống của 16 hộ dân thuộc cộng đồng dân tộc Cống. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Cai, tỉnh Sơn La -những thầy giáo ''mang quân hàm xanh'', hướng dẫn trẻ em vùng biên giới học bài. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Mong muốn lớn nhất của các giáo viên Trường Tiểu học Mường Bám II (xã vùng 3 Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) là giúp trẻ em biết chữ để trang bị cho mình kiến thức sau này sẽ giúp ích được gia đình và xã hội. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Những học viên 60 tuổi vượt khó để đến lớp xóa mù chữ ở Đắk Nông. (Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN)
Để tới các điểm trường thuộc Trường Tiểu học Mường Bám II (xã vùng 3 Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), thầy cô giáo phải đi gần 1 tiếng đồng hồ bằng xe máy băng qua những con suối, đường đất, dốc cao, cheo leo bên vách núi. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Là địa bàn vùng biên giáp với nước bạn Lào, trường PTDT bán trú Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) gặp muôn vàn khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực thiếu giáo viên, nhưng các thầy cô giáo nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Vì tình yêu với học trò, hằng ngày, những người thầy ''mang quân hàm xanh'' của Bộ đội Biên phòng Sơn La vẫn nỗ lực bám bản, bám trường để gieo con chữ nơi các bản làng xa xôi. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Là địa bàn vùng biên giáp với nước bạn Lào, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) gặp muôn vàn khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực thiếu giáo viên, nhưng các thầy cô giáo nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Những bông hoa rừng được học sinh điểm trường Lũng Giỏng, Trường Tiểu học xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng gửi tặng thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Giờ dạy và học thể dục của cô giáo Lường Thị Hồng cùng học sinh tại điểm trường Nong Phụ, Trường mầm non Hoa Phong Lan, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cả bản Pú Vang, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) vẫn chưa có điện-nước, 100% các hộ dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đường xá đi lại khó khăn, thường xuyên sạt lở, mùa mưa đường trơn trượt không thể đi được xe máy. Tuy khó khăn vất vả nhưng cô giáo Bùi Thị Miên vẫn hằng ngày lên lớp, đến từng gia đình động viên bố mẹ đưa con em tới trường, chăm sóc yêu thương các em học sinh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Vào ngày mưa, để đến được điểm trường Nong Phụ (Sơn La), các cô giáo phải lắp thêm dây xích tự chế vào bánh xe để đỡ trơn trượt. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Bản Pú Vang trên vùng cao Tây Bắc, nơi cô giáo Bùi Thị Miên (quê ở tỉnh Hòa Bình) được giao nhiệm vụ'' cắm bản'', giảng dạy tại trường Mầm non số 2 Mường Mươn thuộc bản Pú Vang, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Cô Chamaléa Thị Khuyên, giáo viên người đồng bào dân tộc Raglai, có nhiều cách làm hiệu quả để thu hút học sinh lên lớp đông đủ; đưa ra những phương pháp giảng dạy sáng tạo để kích thích tâm lý, giúp các em tiếp thu bài học nhanh hơn. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Một giờ học của cô và trò ở điểm trường Mầm non Hoa Ban, bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Người thầy giáo ''mang quân hàm xanh'', Thiếu úy Vàng Lao Lừ, Đồn Biên phòng Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã đưa con chữ tới bản vùng cao xa xôi Co Muông, xã Mường Lạn để dạy cho học sinh nơi đây. Sau một năm học, 100% học sinh đều đã biết đọc, biết viết và tính được những phép toán đơn giản. (Ảnh: Nguyễn Hồng Cường/TTXVN)
Thầy giáo tận tình hướng dẫn học viên người dân tộc tập đọc tại lớp học xoá mù chữ ở tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Ở nhiều địa phương của tỉnh Lai Châu, học sinh phải đi đò qua sông đến trường với sự giúp đỡ của giáo viên. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ở vùng cao Sơn La, những thầy cô giáo ''cắm bản'' với lòng yêu nghề và sự tâm huyết với học sinh nơi đây đã góp phần đưa con chữ, đưa ánh sáng tri thức đến với trẻ nhỏ. Trong ảnh: Giờ học của học sinh mầm non điểm trường Thẩm Xét (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). (Ảnh: Lê Hữu Quyết/TTXVN)
Giờ học của cô và trò trong phòng học tạm tại một điểm trường của trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cô giáo điểm trường Mầm non vùng cao Suối Ngang, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian nan, vất vả để nuôi dạy trẻ. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Niềm hạnh phúc của giáo viên cắm bản khi được học trò tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)