[Photo] Trải nghiệm vẻ hoang sơ của sông nước ngập mặn ngay gần Thủ đô
Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) là vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha.
Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) là vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100ha. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Lượng phù sa màu mỡ của sông Hồng và biển đã tạo ra một khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Tại Vườn quốc gia Xuân Thủy hiện có 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện ngập nước để cấu thành nên hệ thống rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Rừng ở đây góp phần cố định phù sa, tạo nên các bãi bồi mới, làm vườn ươm, cung cấp thức ăn cho các loài thủy sinh đồng thời đóng vai trò cân bằng sinh thái của khu vực. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tháng 01/1989, Xuân Thủy là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của rừng ngập mặn Quốc gia Xuân Thủy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của rừng ngập mặn Quốc gia Xuân Thủy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi thiên nhiên và con người giao hòa, người dân khai thác rau câu dưới tán rừng ngập mặn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vẻ đẹp thanh bình của rừng ngập mặn Quốc gia Xuân Thủy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của rừng ngập mặn Quốc gia Xuân Thủy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của rừng ngập mặn Quốc gia Xuân Thủy. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi thiên nhiên và con người giao hòa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tổng kinh phí thực hiện dự án phát triển rừng ngập mặn ở Thái Bình là hơn 2 triệu USD; trong đó vốn tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc là 1,9 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam là 150.000 USD.
Trữ nước lũ, chuyển đổi cây trồng, tưới tiết kiệm... là những biện pháp ứng phó mà người dân Đồng bằng sông Cửu Long đang áp dụng trước tình hình khô hạn và xâm nhập mặn khốc liệt.
Hệ sinh vật quanh đảo Bạch Long Vĩ phát triển tương đối phong phú, dựa trên sự tồn tại của hệ sinh thái rạn san hô được đánh giá là một trong những vùng rạn san hô tốt nhất vùng biển phía Bắc Việt Nam