[Photo] Tôn vinh và giữ gìn bản sắc văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) góp phần tích cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc.
Trình diễn cồng chiêng trong Lễ hội cồng chiêng của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tái hiện nghi lễ kéo co của dân tộc Tày, xã Bảo Nhai (Bắc Hà, Lào Cai). (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Nghi thức tắm Phật trong ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Đây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở Ninh Thuận bày lễ vật dâng lên các vị thần trong lễ hội Katê năm 2022. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Lễ tế thần sông nước của người Thái ở Mường Lay mang đậm bản sắc văn hóa “Người Thái ăn theo nước”. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Thiếu nữ dân tộc Thái múa điệu truyền thống tại Lễ hội Hết chá (Mộc Châu, Sơn La). Đây còn là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, dưỡng dục, cầu cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc... (Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN)
Lễ hội đua thuyền đuôi én là bản sắc của người Thái Mường Lay đã được phục dựng thành công. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Trong lễ hội Oóc-om-bóc, ngoài nghi lễ thả đèn, cúng trăng… thì đua ghe Ngo luôn được đồng bào Khmer háo hức chờ đợi nhất. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Nghệ nhân Hồ Văn Biên (bên trái) truyền dạy nghệ thuật đánh chiêng cho các học trò, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cồng chiên nơi đại ngàn. (Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN)
Hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer, tỉnh An Giang là một trong những hoạt động văn hóa nổi bật ở miền Tây Nam Bộ. Lễ hội mang đến những giây phút náo nhiệt, hứng khởi cho hàng nghìn người dân tham dự, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Thầy cúng chuẩn bị lễ vật trước khi thực hiện buổi lễ Cầu an cho buôn làng, trong Lễ hội cồng chiêng của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nghi thức rước thần Kapila quanh chính điện 3 vòng để làm lễ mừng năm mới tại lễ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Phần trình diễn múa của các cô gái người Chăm tái hiện buổi sinh hoạt cộng đồng của đồng bào người Chăm đến từ tỉnh Bình Định. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Đánh cồng chiêng, múa hát mừng ngày khánh thành làng văn hóa du lịch Pleôp. (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)
Tục gội đầu của người Thái trắng ở Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) diễn ra vào chiều 30 Tết với ý nghĩa rửa trôi điều không may mắn, xui xẻo của năm cũ, sang năm mới gặp nhiều may nắm. (Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN)
Nghi lễ cầu an tại chùa Khmer Pitu Khôsa Răngsây (phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Một nghi thức cúng tết của thầy cúng trong ngày tết của đồng bào dân tộc Mông. Phong tục đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Người dân thực hiện nghi thức xuống đồng cấy lúa trong ngày khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023 - một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về của người Mường ở Hòa Bình. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Biểu diễn nhảy sạp của người Khơ Mú tỉnh Điện Biên tại Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ 7. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Đội nghệ nhân cồng chiêng buôn Ea Bông, xã Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột) diễn tấu trong không gian văn hóa nhà dài của người Ê Đê. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Giã cơm nếp làm bánh dày trong ngày tết của đồng bào dân tộc Mông. Phong tục đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Ngày hội Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông huyện Mèo Vạc năm 2023 là hoạt động văn hóa thường niên được huyện Mèo Vạc tổ chức nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung và văn hóa dân tộc Mông nói riêng. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Trình diễn trò chơi tó má lẹ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ 7. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Phần thi Voi chạy đua tại lễ hội Voi Tây Nguyên - xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Lễ hội là nhu cầu tâm linh, nhu cầu tinh thần không thể thiếu được của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, là sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc thu hút khách du lịch. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Trai bản trên, gái bản dưới, không phân biệt người già, trẻ nhỏ kéo nhau ra suối thực hiện phong tục té nước tại Lễ hội Bun Vốc Nặm lần thứ 4 của dân tộc Lào ở Lai Châu. (Ảnh: Đinh Thủy/TTXVN)
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ trước khi bắt đầu Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Thầy cúng làm lễ cấp binh khí cho trò tại Lễ hội “Cấp sắc” - nghi lễ không thể thiếu của người Dao đỏ. (Ảnh: TTXVN)
Nghi lễ cưới của người Cơ Tu được tái hiện tại Khu du lịch Suối Hoa (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) để phục vụ du khách tham quan trải nghiệm. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Tái hiện lễ cầu phúc, cầu an để thể hiện niềm thành kính với tổ tiên, mong ước về một cuộc sống hạnh phúc, an bình, no ấm của người dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)