[Photo] Toàn cảnh lễ rước tôn vinh Tổ nghề làng dệt lụa Vạn Phúc
Sáng 29/10, tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã diễn ra lễ rước tôn vinh Tổ nghề Đức Thành Hoàng - Ả Lã Đê Nương có công gây dựng quê hương và truyền dạy nhân dân Vạn Phúc nghề dệt lụa tơ tằm.
P.V
Sáng 29/10, tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã diễn ra lễ rước tôn vinh Tổ nghề Đức Thành Hoàng - Ả Lã Đê Nương có công gây dựng quê hương và truyền dạy nhân dân Vạn Phúc nghề dệt lụa tơ tằm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mở đầu lễ rước là Đoàn Lân - rồng của Câu lạc bộ Nghệ thuật Lân Sư Rồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giấy chứng nhận Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đội rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được viết tại làng lụa Vạn Phúc vào tháng 12/1946. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hội Cựu Chiến binh, cựu thanh niên xung phong có mặt trong đoàn rước lễ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Điểm nhấn của Tuần lễ Văn hoá - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc là lễ rước tôn vinh Tổ nghề Đức Thành Hoàng - Ả Lã Đê Nương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Làng lụa Vạn Phúc có tuổi nghề hơn 1.000 năm đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay”. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lễ rước huy động hàng nghìn người dân tham gia với 3 khối rước chính (khối truyền thống cách mạng, khối tâm linh và khối nghề). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Kiệu Đức Thành Hoàng - Ả Lã Đê Nương người có công lập ấp Vạn Bảo, truyền đức, truyền chữ, truyền nghề cho dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình ảnh người dân đang đứng xem lễ rước dọc theo đường đi của đoàn rước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Một người dân cho biết: “Lễ rước này là lễ rước thánh 7 năm có 1 lần nên không khí khá nhộn nhịp dù thời tiết không được tốt lắm”. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trước đó vào tối 26/10, Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông chỉ đạo Ủy ban Nhân dân phường Vạn Phúc và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch-Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập”. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông Phạm Văn Chiến phát biểu tại lễ khai mạc cho biết thông qua sự kiện muốn giới thiệu tới du khách về các nét văn hoá đặc sắc trong làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. Từ nay đến ngày 2/11/2023 sẽ còn nhiều chương trình như: trình diễn áo dài, hội chợ quê, phố ẩm thực, ghép tranh lụa... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghề ươm tơ làng Cổ Chất tại Nam Định có từ thời nhà Trần, trải qua nhiều đời truyền dạy và làm nghề, hiện Cổ Chất là một trong số rất ít ngôi làng còn ươm tơ theo phương thức thủ công truyền thống.
Việc phát triển du lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống người dân tại nhiều địa phương, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử...
Với quy mô khoảng 130 gian hàng, chương trình tập trung gần 1.000 dòng sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Phú Xuyên, của thành phố Hà Nội và 15 tỉnh, thành phố.