[Photo] Tìm hiểu các công đoạn làm đàn tính của người Cao Bằng
Đàn tính (còn gọi là tính tẩu) là nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng, gắn liền với đời sống văn hóa dân gian, âm nhạc dân tộc của đồng bào nơi đây.
Những quả bầu đủ chất lượng được mang đi ngâm nước vôi, xử lý chống mọt rồi bắt đầu chế tác. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Những quả bầu đủ tiêu chuẩn để làm đàn phải được chọn giống, trồng, chăm sóc, sau đó lựa những quả to, đẹp và để đến khi bầu già mới thu hoạch. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Cần đàn được lựa chọn và sưu tầm từ gỗ có độ dẻo cao nhưng không bị cong vênh do thời tiết hoặc quá trình sử dụng. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Các họa tiết trên cần đàn được chế tác hoàn toàn thủ công, tỉ mỉ từng chi tiết. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Từ khâu chọn bầu cho đến khi thành 1 hộp đàn phải trải qua hàng tháng trời ngâm, phơi, chế tác. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện 1 cây đàn là phun sơn, phơi khô cho lên màu và tinh chỉnh lại lần cuối. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Đàn tính cung cấp cho các nghệ nhân hát then phải đặt hàng và được làm công phu, tỉ mỉ hơn nhiều so với hàng lưu niệm. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)
Nghệ thuật hát then đàn tính ở Cao Bằng vẫn được bảo tồn, giữ gìn cho tương lai. (Ảnh: Việt Sơn/TTXVN)