Mục đích của các phong trào thi đua được Bác Hồ chỉ rõ: Thi đua ái quốc nhằm ba mục đích: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức là làm cho nhân dân no, ấm,biết chữ, làm cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên tất cả mọi người đều có thể và hãy ra sức thi đua tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xưởng công binh tại căn cứ địa Việt Bắc (2/1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sau khi Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (sau gọi là thi đua yêu nước), các Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc được tổ chức một lần. Trong những kỳ Đại hội ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tham dự và tận tình quan tâm, động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu về dự Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp tại Việt Bắc, từ 1-6/5/1952. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sau khi Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (sau gọi là thi đua yêu nước), các Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc được tổ chức một lần. Trong những kỳ Đại hội ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tham dự và tận tình quan tâm, động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chiến sĩ thi đua trong lực lượng thanh niên xung phong về dự Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sỹ thi đua tòan quốc lần thứ 1, họp tại Việt Bắc từ ngày 1 đến 6/5/1952. (Ảnh: TTXVN)
Khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ mục đích của việc phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn quốc: Diệt giặc đói; diệt giặc dốt; diệt giặc ngoại xâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Chiến sỹ thi đua ngành Nông nghiệp dự Đại hội Liên hoan Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tại Việt Bắc, năm 1952. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Dù công việc hết sức bận rộn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo sát thực tiễn phong trào thi đua yêu nước và có những chỉ đạo, uốn nắn kịp thời về nhận thức và cách làm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên tất cả mọi người đều có thể và hãy ra sức thi đua tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong ảnh: Ngày 19/5/1955, đến thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở công nhân, cán bộ phát huy truyền thống cách mạng của nhà máy. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Theo tư tưởng của Bác Hồ, thi đua là công việc của tất cả mọi người không biệt già hay trẻ, trai hay gái; không phân biết tín ngưỡng, tôn giáo; không phân biệt thành phần dân tộc; không phân biệt ngành, nghề; không phân biệt tầng lớp giàu hay nghèo…, mà thi đua phải trở thành phong trào rộng lớn, sao cho: Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua. Trong ảnh: Tại buổi đến thăm, nói chuyện thân mật với các thương binh tại trường thương binh hỏng mắt ở Hà Nội, ngày 11/2/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Thương binh tàn, nhưng không phế. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm lớp học bổ túc văn hóa của phu nữ lao động khu phố Lương Yên, Hà Nội (27/3/1956). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thi đua yêu nước theo tư tưởng của Bác Hồ là sự khởi nguồn của một phong trào hành động thiết thực giúp đào tạo và nhân rộng những con người mới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quân lần thứ 3, ngày 7/5/1956. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Gắn thi đua với lòng yêu nước và lòng yêu nước với thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng lên phong trào thi đua của nhân dân ta sôi nổi, rộng khắp và mang đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh thi đua toàn dân, thi đua toàn diện đã thu hút, động viên được triệu triệu con người và mọi ngành, mọi cấp trong cả nước hăng hái thi đua, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các Anh hùng, Chiến sỹ thi đua ngành nông nghiệp về dự Đại hội liên hoan Anh hùng chiến sỹ thi đua ngành nông nghiệp và đổi công toàn quốc (23/05/1957). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ mục đích của việc phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn quốc: Diệt giặc đói; diệt giặc dốt; diệt giặc ngoại xâm. Trong ảnh: Nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương báo cáo kết quả tăng gia sản xuất hoa màu của địa phương với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 31/5/1957. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chính bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực, bao giờ cũng đi đầu trong việc thực hiện các phong trào được phát động. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực, một chiến sĩ tiên phong trong tất cả các phong trào thi đua cách mạng ở nước ta. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thử chiếc máy cấy tại ruộng thí nghiệm của Sở Nông Lâm, Hà Nội (07/1960). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên tất cả mọi người đều có thể và hãy ra sức thi đua tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sỹ thi đua Công-Nông-Binh toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội (7/7/1958). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với Anh hùng Lao động Nguyễn Phúc Đồng (ngành Quân giới) và nữ anh hùng Nguyễn Thị Năm (dệt Nam Định) trong buổi họp mặt các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sỹ thi đua Công-Nông-Binh toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội (7/7/1958). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phong trào thi đua yêu nước rộng khắp đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, tác động sâu sắc đến quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho họ thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và thay đổi hành động của mình. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải - công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc - là một trong những ngọn cờ thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngày 25/12/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tận tình quan tâm, động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời những tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong ảnh: Tại Hội nghị Thanh niên xã hội chủ nghĩa khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt nhưng có nhiều sáng kiến cải tiến nông cụ (13/3/1960). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Theo Bác Hồ, thi đua là công việc của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, mọi cấp; không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt nghề nghiệp… đã là người mang quốc tịch Việt Nam đều cần phải thi đua yêu nước. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo và nhân viên phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bác Hồ luôn căn dặn, thi đua không phải chỉ thực hiện trong một việc, một ngành, một giai đoạn hay một thời kỳ mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; phải kiên trì, bền bỉ để không ngừng phấn đấu vươn lên. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội (25/11/1961). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phong trào thi đua là phong trào thi đua ái quốc, gắn thi đua với truyền thống yêu nước, tạo nên sức lay động và thuyết phục đối với mỗi người yêu nước. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hợp tác xã Đồng Tâm, tỉnh Phú Thọ - một điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống mới của bà con kiều bào mới về nước, ngày 21/3/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất. Trong ảnh: Bác Hồ với các anh hùng được tuyên dương tại Đại hội Liên hoan Anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ III, ngày 6/5/1962, tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Dù công việc hết sức bận rộn, Bác Hồ luôn theo sát thực tiễn phong trào thi đua yêu nước và có những chỉ đạo, uốn nắn kịp thời về nhận thức và cách làm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc (13/8/1962). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tại Đại hội lần thứ III những người viết báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén” (8/9/1962). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên tất cả mọi người đều có thể và hãy ra sức thi đua tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong ảnh: Thăm bệnh xá Vân Đình, tỉnh Hà Tây, Người căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện Lương y như từ mẫu (20/4/1963). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh thi đua toàn dân, thi đua toàn diện đã thu hút, động viên được triệu triệu con người và mọi ngành, mọi cấp trong cả nước hăng hái thi đua, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hóa và kỹ thuật buổi tối của công nhân Nhà máy ôtô 1-5, lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hóa ngành Công nghiệp Hà Nội (19/12/1963). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bác Hồ chỉ rõ, chỉ có dựa trên 'cần, kiệm, liêm, chính' thì phong trào thi đua yêu nước mới có thể tiến hành liên tục và lâu dài. Bác đã từng nhắc nhở: Tưởng lầm rằng thi đua chỉ nhất thời. Thật ra thi đua là phải trường kỳ. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Vĩnh Phúc năm 1963 - nơi khởi nguồn cho phong trào Khoán 10. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra dự Hội nghị Quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ hòa bình (24/11/1964). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ IV), ngày 30/12/1966, tại Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh thi đua toàn dân, thi đua toàn diện đã thu hút, động viên được triệu triệu con người và mọi ngành, mọi cấp trong cả nước hăng hái thi đua, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi chuyện mẹ Nguyễn Thị Suốt, người anh hùng đã chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, dưới bom đạn Mỹ (30/12/1966). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Anh hùng và các chiến sỹ thi đua chống Mỹ cứu nước lần thứ 4 (2/1/1967). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ mục đích của việc phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn quốc: Diệt giặc đói; diệt giặc dốt; diệt giặc ngoại xâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (12/1/1967). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước có giá trị hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong ảnh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (13/2/1969). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lời kêu gọi Thi đua yêu nước của Bác Hồ là sự khởi nguồn của một phong trào hành động thiết thực giúp đào tạo và nhân rộng những con người mới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sáng 16/2/1969 (mùng 1 Tết), mở đầu Tết trồng cây Xuân Kỷ Dậu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên tất cả mọi người đều có thể và hãy ra sức thi đua tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, dũng sỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (28/2/1969). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)