[Photo] Sự xung đột trong nội tâm của người nghệ sĩ di cư tới Đức
Triển lãm “Nhập cư và bản sắc” là câu chuyện về việc di cư tới Đức của hai nghệ sĩ Việt Nam đã tác động tới bản sắc và đặc trưng nghệ thuật của họ như thế nào.
Doãn Đức - Ngọc Tùng
Buổi triển lãm đã diễn ra vào tối 26/2 tại Viện Goethe Việt Nam (Nguyễn Thái Học, Hà Nội). (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Buổi triển lãm thu hút rất nhiều người với đủ mọi tầng lớp. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Bà Almuth Meyer – Zollitsch (Viện trưởng Viện Goethe Việt Nam) giới thiệu hai tác giả của buổi triển lãm là Dương Thùy Dương (áo đen, ở giữa) và Đỗ Tuấn Anh (ngoài cùng bên phải). (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Nghệ sỹ Đỗ Tuấn Anh (ngoài cùng bên phải) cho biết: ‘Loạt tranh Sự khởi đầu của mình đụng độ với những khó khăn bước đầu nơi vùng đất mới, là phương cách trả lời cho câu hỏi bản sắc và sẽ hiển lộ cuộc đối thoại nội tâm của nghệ sỹ.’ (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Du khách nước ngoài chăm chú thưởng thức các tác phẩm. (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
Du khách nước ngoài chăm chú thưởng thức các tác phẩm. (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
Từ những người trung lưu.... (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
...tới những bạn trẻ đều thích thú với những tác phẩm của 2 nghệ sĩ. (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
Buổi triển lãm sẽ mở cửa từ ngày 26/2 cho tới ngày 13/3. (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
Tác phẩm tranh sơn dầu trên toan mang tên ‘Vô đề’ của nghệ sĩ Dương Thùy Dương. (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
Tác phẩm ‘Nàng Agnes’(bên trái) và tác phẩm ‘Cô dâu Anges’ của nghệ sĩ Dương Thùy Dương. (Ảnh: Ngọc Tùng/Vietnam+)
Loạt tranh Sự khởi đầu gồm 5 bức của Đỗ Tuấn Anh thể hiện tâm trạng ngay trong một ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và đêm khuya. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Ký ức và trải nghiệm của anh biểu lộ dưới các biểu tượng và sự ám dụ như ngôn từ dùng trong nhật kí. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Loạt tranh này tạo điều kiện cho nghệ sĩ có thể thấu hiểu hoàn cảnh, vượt qua trở ngại và nó đã được thể hiện bằng một cách thức rất mong manh về sự xung đột giữa ngoại giới và tình trạng nội giới của người nghệ sĩ. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Loạt tranh này tạo điều kiện cho nghệ sĩ có thể thấu hiểu hoàn cảnh, vượt qua trở ngại và nó đã được thể hiện bằng một cách thức rất mong manh về sự xung đột giữa ngoại giới và tình trạng nội giới của người nghệ sĩ. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Loạt tranh này tạo điều kiện cho nghệ sĩ có thể thấu hiểu hoàn cảnh, vượt qua trở ngại và nó đã được thể hiện bằng một cách thức rất mong manh về sự xung đột giữa ngoại giới và tình trạng nội giới của người nghệ sĩ. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
409 tác phẩm (ra đời trong giai đoạn 2011-2015) được trưng bày tại “Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam” (diễn ra từ 9-23/12 tại Hà Nội) giúp công chúng có cái nhìn tổng quan về một chặng đường mỹ thuật Việt.
Lễ công bố và trao giải Liên hoan Ảnh và Phim Phóng sự-Tài liệu về các dân tộc trong cộng đồng ASEAN đã diễn ra vào tối 15/12 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội).
Thực hiện Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Cuộc thi và Triển lãm ảnh “Khám phá Việt Nam 2015” nhằm tạo ra bộ sưu tập tác phẩm ảnh đẹp, mới lạ.
Những năm tháng sống tại Việt Nam là thời kì sáng tác nghệ thuật rực rỡ, đầy cảm xúc của một nghệ sĩ Maroc và thể hiện qua những chất liệu rất Việt Nam.
Với nhiều kích thước khác nhau, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau và nhiều bút pháp, mỗi bức tranh là mỗi cách lột tả thần thái Khỉ riêng biệt nhưng đặt cạnh nhau vẫn đảm bảo sự hài hòa, thống nhất.