Tại những nơi được mệnh danh là "vương quốc" tái chế rác như thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên) hay làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), mỗi ngày nườm nượp lượng lớn các xe ôtô chở rác thải y tế về đây để tái chế.
Một điều đáng lo ngại là với những chất thải y tế nguy hại như bơm tiêm, ống dịch truyền, bông băng gạc... lẽ ra phải được tiêu hủy theo đúng quy trình, nhưng lại được trộn lẫn với các chất thải y tế không nguy hại và được đem về những làng nghề trên để quay vòng thành nhựa tái chế.
Phóng viên Vietnam+ đã ghi lại những hình ảnh về "con đường" rác thải y tế nguy hại được "nhào nặn" thành các sản phẩm ra sao.
Rác tràn ngập hai bên đường vào thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Tại một cơ sở ở làng Minh Khai, rác thải y tế chất cao như "núi." (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những chiếc băng gạc vương vãi trên sàn. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Các đầu ống nhựa của máy thở cũng lăn lóc tại cơ sở tái chế rác thải.
(Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những chai dịch truyền còn nước đổ thấm đẫm trên sàn của cơ sở tái chế. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Đủ các loại chai, vỏ thuốc cũng được tập kết về đây. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Dây dịch truyền đã ngả màu vì vẫn còn dính vết máu, hóa chất? (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những chiếc bơm tiêm cũng được đem đi tái chế nhựa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Nhân viên tại cơ sở thu mua rác tay không đóng gói những túi rác thải y tế. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Rác thải y tế gồm cả loại nguy hiểm và không nguy hiểm được trộn lẫn với nhau và ngang nhiên trên đường tới cơ sở tái chế nhựa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Trong một cơ sở tái chế nhựa, tất cả các loại nhựa được ném vào qua cái máy xay nhựa thành những hạt nhựa nhỏ. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Sau đó, chúng được đổ vào chiếc thùng ngâm. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Tất cả các loại vỏ nhựa, gồm cả các thiết bị y tế sau khi được nghiền nhỏ sẽ được ngâm qua các bể như thế này. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Tiếp đến là công đoạn được phơi khô. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những hạt nhựa được băm nhỏ có thể được các hộ gia đình phơi ở bất kỳ đâu như trong sân nhà, ven đường. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Qua các công đoạn, cuối cùng chúng được tái chế thành những vật dụng như thổi ra thành sản phẩm là các mảnh nylông dài để người nông dân dung để che mạ...(Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Những sản phẩm từ nhựa thải, trong đó có cả rác thải y tế qua vài công đoạn đã khoác trên mình chiếc áo thành sản phẩm mới.(Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
(Vietnam+)