Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập, gồm 34 chiến sỹ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã tiến hành hai trận đánh vào hai đồn Phai Khắt (25/12/1944), Nà Ngần (26/12/1944) của địch và nhanh chóng giành thắng lợi, tạo tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong khu căn cứ, mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Đồn Phai Khắt, nơi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân giành chiến thắng trận đầu ra quân, 25/12/1944. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn quần chúng tiến về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức. Sau lời hiệu triệu khởi nghĩa, cuộc míttinh chuyển thành biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn, cùng các đơn vị tự vệ chiến đấu tỏa đi chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh... Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn quần chúng tiến về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức. Sau lời hiệu triệu khởi nghĩa, cuộc míttinh chuyển thành biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn, cùng các đơn vị tự vệ chiến đấu tỏa đi chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh... Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn quần chúng tiến về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức. Sau lời hiệu triệu khởi nghĩa, cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn, cùng các đơn vị tự vệ chiến đấu tỏa đi chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh... Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội. Trong ảnh: Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19/8/1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp có quân Anh tiếp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay trong những ngày đầu, quân và dân Sài Gòn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy một phần cơ sở của chúng. Trong ảnh: Những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến ở Sài Gòn. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đêm 19 rạng sáng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần ''Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,'' quân và dân Thủ đô đã giam chân kẻ thù suốt 60 ngày đêm trong lòng Hà Nội, tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị phục vụ kháng chiến lên chiến khu, góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong ảnh: Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân dân Hà Nội chiến đấu trên đường phố trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: TTXVN)
Quân dân Hà Nội chiến đấu trên đường phố trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ cứu quốc thành Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội, ngày 23/12/1946. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)