Khai mạc ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève về Đông Dương đã trải qua 75 ngày thương lượng căng thẳng với 31 phiên họp. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết. Đây là văn kiện ngoại giao quan trọng yêu cầu các quốc gia tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước Đông Dương. Trong ảnh: Toàn cảnh Hội nghị Genève về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị Genève về Đông Dương (1954) chụp ảnh chung tại Trụ sở phái đoàn ở Villa Cadre. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên phải) và Luật sư Phan Anh, phái viên Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Genève về Đông Dương trao đổi, thống nhất công việc tại trụ sở Phái đoàn ở Villa Cadre, trước khi tham dự các phiên họp của Hội nghị. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Genève về Đông Dương (Thụy Sỹ, 1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Genève. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, tại phiên khai mạc Hội nghị Genève về Đông Dương, ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Genève. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Genève về Đông Dương, ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(Từ trái sang phải): Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Nam Nhật; Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov; Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ngày 4/5/1954, tại Hội nghị Genève (Thụy Sỹ) bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. (Ảnh: Tư liệu TTXVN0
Ngày 4/5/1954, Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, đến Genève (Thụy Sỹ) tham dự Hội nghị Genève về Đông Dương, sau những diễn biến tích cực cho chiến thắng của quân đội Việt Nam tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Genève. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phái đoàn phụ nữ Thụy Sĩ gặp Phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Genève (1954), bày tỏ tình hữu nghị và tinh thần đoàn kết đấu tranh cho hòa bình tại Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn đại biểu Ủy ban Hòa bình toàn nước Pháp gặp Phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Genève (1954), bày tỏ tình hữu nghị và tinh thần đoàn kết đấu tranh cho hòa bình của Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn đại biểu Công hội và Nhà báo Algeria gặp Phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Genève (1954), bày tỏ tình hữu nghị và tinh thần đoàn kết đấu tranh cho hòa bình của Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên phải) và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (bên trái) tiếp đại biểu Ủy ban Hòa bình toàn nước Pháp, tại Trụ sở Phái đoàn Việt Nam ở Hội nghị Genève, Thụy Sĩ (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tại Trụ sở Phái đoàn Việt Nam ở Hội nghị Genève về Đông Dương, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đại sứ Indonesia ở Pháp (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Genève. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái) và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại phiên khai mạc Hội nghị Genève về Đông Dương, ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954 với mục đích ban đầu là bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Tuy nhiên, do vấn đề Triều Tiên không có kết quả, nên từ ngày 8/5/1954, hội nghị Genève chuyển sang bàn về vấn đề Đông Dương. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái) tiễn Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Nam Nhật tại sân bay Genève, Thụy Sĩ (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Genève. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov (bên trái) và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại phiên khai mạc Hội nghị Genève về Đông Dương, ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đến Trụ sở Liên hiệp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ) tham dự Hội nghị Genève về Đông Dương, khai mạc ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov đến Trụ sở Liên hiệp quốc ở Genève (Thụy Sỹ) để tham dự Hội nghị Genève về Đông Dương, khai mạc ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954 với mục đích ban đầu là bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Tuy nhiên, do vấn đề Triều Tiên không có kết quả, nên từ ngày 8/5/1954, hội nghị Genève chuyển sang bàn về vấn đề Đông Dương. Trong ảnh: Buổi tiễn Ngoại trưởng Triều Tiên Nam Nhật tại sân bay Genève, Thụy Sĩ (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Genève. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Genève về Đông Dương, ngày 8/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)