Một khúc gỗ lâm tặc chưa kịp tẩu tán còn nằm trong rừng đặc dụng Mường Phăng, được Ban quản lý rừng Di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng phát hiện ngày 1/12/2020. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Hình ảnh gốc cây và dấu vết cưa hạ của “lâm tặc” trong rừng đặc dụng Mường Phăng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Khúc thân cây to, chu vi vành thân một người ôm không xuể còn nằm lại tại hiện trường trong trong rừng đặc dụng Mường Phăng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Gốc và phần ngọn của cây gỗ còn sót lại tại hiện trường rừng đặc đụng Mường Phăng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Gốc thân cây to bị bật gốc tại bản Bua (xã Mường Phăng) do lâm tặc đã dùng cưa để cắt rời thân và gốc, tẩu tán một khúc phần thân cây khỏi hiện trường. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Hiện trường một điểm triệt hạ cây cổ thụ và sơ chế gỗ ngay trong rừng đặc dụng Mường Phăng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Nhiều tấm ván vỏ (bìa) xếp tập trung, nằm ở vị trí triền dốc, sâu trong rừng đặc dụng Mường Phăng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Những tấm ván vỏ này được xếp lên nhau thành hệ thống giàn giáo để tạo mặt bằng cho việc cưa xẻ, sơ chế gỗ thành phẩm trước lúc vận xuất khỏi hiện trường. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cây to có chu vi vành thân một người ôm, bị bật gốc ngã đổ, lâm tặc đã cắt lìa thân khỏi gốc và vận xuất khỏi hiện trường một khúc thuộc phần thân cây. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Vết tích một cành cây to trên thân cổ thụ bị lâm tặc triệt hạ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)