Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn nạn quốc gia. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết số lượng chất thải nhựa và túi nilông phát sinh tại Việt Nam gia tăng nhanh khủng khiếp. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Từ số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy lượng chất thải nhựa và túi nilon chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình có một người đi chợ mua sắm sẽ có ít nhất vài túi nilon, thậm chí 7-8 túi được mang về nhà. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sau mỗi đợt phát động nói không với túi nilon, người tiêu dùng lại 'ngựa quen đường cũ' với túi nilon thông thường. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo các nhà khoa học, các loại túi nhựa có thể mất 500-1.000 năm mới có thể tự phân huỷ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mỗi ngày, Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó, rác thải nilon chiếm đến 7-8%. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 5-9 triệu túi nilon/ngày từ các hộ dân. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo các nhà khoa học, các loại túi nhựa có thể mất 500-1.000 năm mới có thể tự phân huỷ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hầu hết phần lớn túi nilon đều được phát thải ra môi trường, trong đó khu vực phát sinh nhiều nhất là chợ chiếm 70%, kế đến là siêu thị 25%, cuối cùng là trung tâm thương mại 3%. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Môi trường, mỗi tháng, một hộ gia đình ở Việt Nam thải ra môi trường 1 kg túi nilon. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Không chỉ dùng để đựng hàng khô, nhiều người còn lạm dụng túi nilon để gói cháo, phở, đồ ăn nóng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Kết quả khảo sát của Quỹ tái chế chất thải Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, người dân thành phố này đã quá phụ thuộc vào túi nilon khi 93% người đi mua hàng hoàn toàn không đem theo túi đựng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ngoài ra, một phần tư số người đi chợ cho rằng sẽ rất bất tiện nếu phải lỉnh kỉnh xách theo túi nilon từ nhà mỗi khi đi mua sắm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Vậy sau khi tiếp tay người tiêu dùng, những chiếc túi nilon sẽ đi về đâu, bao nhiêu phần trăm số túi nilon sau thải bỏ sẽ được tái chế, tái sử dụng, hay đưa đi chôn lấp, vứt thải trực tiếp ra môi trường? (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo báo cáo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt, chỉ có khoảng 14% chất thải nhựa được thu hồi để tái chế. Số còn lại được chôn lấp, và đổ thải trực tiếp ra môi trường. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mỗi ngày khu xử lý rác thải lớn nhất Hà Nội tiếp nhận 4.500 tấn rác, phần lớn rác thải nhựa đều được chôn lấp. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo phân tích của ngành môi trường, trước đây tỷ lệ túi nilon trong rác khoảng dưới 5% nhưng đến nay, do thói quen tiêu dùng của con người, tỷ lệ túi nilon lẫn trong rác sinh hoạt lên đến hơn 10%. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đáng báo động là, trong số các nước châu Á phát sinh nhiều chất thải nhựa thì Việt Nam đứng thứ 4 chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, và Philippines. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Vietnam+)